Người lao động có được tự đóng bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc không hưởng lương?
Trường hợp nào người lao động được nghỉ việc không hưởng lương?
Căn cứ Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về chế độ nghỉ việc riêng, nghỉ việc không hưởng lương như sau:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1.Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2.Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3.Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo quy định của pháp luật trường hợp người lao động được nghỉ việc không hưởng lương bao gồm: Nghỉ việc 01 ngày không hưởng lương khi trong nhà có người thân là ông ngoại, bà ngoại, ông nội, bà nội, anh, chị, em, ruột qua đời; hoặc khi bố hoặc mẹ kết hôn, anh, chị, em ruột kết hôn.
Trước khi nghỉ người lao động phải thực hiện thông báo đến người sử dụng lao động được biết hoặc người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương theo số ngày bản thân mong muốn.
Người lao động có được tự đóng bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc không hưởng lương? (Hình từ Internet)
Người lao động nghỉ việc không hưởng lương có được đóng bảo hiểm xã hội?
Tuy pháp luật không giới hạn về số ngày nghỉ việc không hưởng lương tối đa của người lao động tuy nhiên nếu trong trường hợp nghỉ việc không hưởng lương dài ngày thì người lao động cũng phải chú ý đến quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội của mình.
Cụ thể, căn cứ khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
…
3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Mặt khác theo căn cứ khoản 4 Điều 42 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017
Quản lý đối tượng
…
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
Do đó, nếu người lao động nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì cả người sử dụng lao động lẫn người lao động đều không phải đóng bảo hiểm xã hội cho tháng đó.
Ngược lại, nếu tổng thời gian nghỉ việc không hưởng lương trong tháng của người lao động dưới 14 ngày làm việc thì cả người sử dụng lao động và người lao động đều phải tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ.
Người lao động có được tự đóng bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc không hưởng lương ?
Như đã trình bày, trong trường hợp người lao động nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày trở lên trong tháng sẽ không được đóng bảo hiểm xã hội tháng đó, đồng thời khi tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thì người lao động bị trừ thời gian này ra. Nhiều người lao động muốn tự đóng bảo hiểm xã hội để khắc phục vấn đề thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bị ngắt quãng và đủ điều kiện khi làm hồ sơ hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội.
Nhưng tự đóng bảo hiểm xã hội thuộc trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật, mà người lao động lúc này lại đang thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Vì lý do này, người lao động đang trong thời gian nghỉ việc sẽ không được tự đóng bảo hiểm xã hội.
Lưu ý:
Trong trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Khi xét hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội người lao động sẽ được cộng nối thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, nếu nghỉ việc không quá lâu hoàn toàn có thể yên tâm khi làm hồ sơ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội của mình.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?