Người lao động có 2 mã số bảo hiểm xã hội cần phải làm gì?
Người lao động có 2 mã số bảo hiểm xã hội cần phải làm gì?
Tại điểm 2.13 khoản 2 Điều 2 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
2. Giải thích từ ngữ
Trong Văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2.13. Mã số BHXH: là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT.
...
Theo đó, mã số bảo hiểm xã hội là số định danh cá nhân duy nhất mà cơ quan bảo hiểm xã hội cấp cho người tham gia, không trùng lặp với bất cứ ai. Mã số này sẽ ghi trên sổ bảo hiểm xã hội và thẻ bảo hiểm y tế.
Mặc dù, pháp luật quy định mỗi người chỉ có duy nhất 01 mã số bảo hiểm xã hội nhưng do làm việc tại nhiều nơi và đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội đồng thời bằng cả Chứng minh nhân dân và thẻ Căn cước công dân nên tình trạng một người có từ 02 mã số bảo hiểm xã hội hiện nay không hề hiếm gặp.
Tại khoản 2 Điều 46 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, được sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 có nêu rõ:
Nội dung ghi trên sổ BHXH và gộp sổ BHXH
Nội dung ghi trên sổ BHXH và gộp sổ BHXH đối với một người có từ 2 sổ BHXH trở lên được quản lý theo Điều 33b.
...
2. Gộp sổ BHXH và hoàn trả
Trường hợp một người có từ 2 sổ BHXH trở lên đề nghị gộp sổ BHXH, cán bộ Phòng/Tổ cấp sổ, thẻ thực hiện kiểm tra, đối chiếu nội dung đã ghi trên các sổ BHXH và cơ sở dữ liệu; lập Danh sách đề nghị gộp sổ BHXH (Mẫu C18-TS) chuyển cán bộ Phòng/Tổ quản lý thu thực hiện:
+ Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH không trùng nhau: Thực hiện gộp quá trình đóng BHXH của các sổ BHXH trên cơ sở dữ liệu; hủy mã số sổ BHXH đã gộp.
+ Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH trùng nhau: lập Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS) để hoàn trả cho người lao động theo quy định tại Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 43.
3. Người lao động có sổ BHXH bảo lưu quá trình đóng kể cả do BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp, đăng ký tham gia tiếp hoặc giải quyết chế độ. Phòng/Tổ quản lý thu có trách nhiệm cập nhật dữ liệu, đối chiếu nội dung đã ghi trên sổ BHXH với dữ liệu quá trình đóng do BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân cung cấp.
4. Sổ BHXH của người lao động di chuyển đơn vị đóng được chuyển toàn bộ quá trình thời gian đã đóng đến đơn vị mới để ghi quá trình đóng tiếp.
5. Thẩm quyền ký trên sổ BHXH
5.1. Giám đốc BHXH tỉnh, huyện quét chữ ký trong phần mềm để in sổ BHXH.
5.2. Giám đốc BHXH tỉnh, huyện chịu trách nhiệm về việc quản lý con dấu theo quy định hiện hành của BHXH Việt Nam.
Theo đó, việc cá nhân sở hữu cùng lúc nhiều mã số bảo hiểm xã hội sẽ không được giải quyết các quyền lợi về bảo hiểm xã hội.
Lúc này, người lao động có từ 2 sổ bảo hiểm xã hội trở lên cần phải làm thủ tục gộp sổ thành 1 số bảo hiểm xã hội duy nhất để cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý thuận tiện ghi nhận quá trình đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
Người lao động có 2 mã số bảo hiểm xã hội cần phải làm gì?
Hồ sơ gộp sổ bảo hiểm xã hội thông qua người sử dụng lao động bao gồm những giấy tờ gì?
Theo nội dung hướng dẫn về quy trình gộp sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp một người có từ 2 sổ trở lên được quy định tại Thủ tục 1.7.a Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021, hồ sơ gộp sổ bảo hiểm xã hội thông qua người sử dụng lao động bao gồm những giấy tờ sau:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS);
- Tất cả các sổ bảo hiểm xã hội của người lao động
Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội thông qua người sử dụng lao động được thực hiện như thế nào?
Theo nội dung hướng dẫn về quy trình gộp sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp một người có từ 2 sổ trở lên được quy định tại Thủ tục 1.7.a Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021, thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội thông qua người sử dụng lao động được thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ:
Đơn vị sử dụng lao động lựa chọn nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau:
- Lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN hoặc qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia;
- Qua Bưu chính;
- Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.
Bước 2: Cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận hồ sơ
Bước 3: Người lao động nhận kết quả đã giải quyết theo các hình thức đã đăng ký.
Kết quả giải quyết bao gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội;
- Quyết định hoàn trả mẫu C16-TS (nếu có), tiền hoàn trả thời gian đóng trùng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp do cơ quan bảo hiểm xã hội đã giải quyết theo các hình thức đăng ký
Người lao động nhận tại cơ quan bảo hiểm xã hội, tại đơn vị hoặc thông qua tài khoản ngân hàng, hệ thống tiện ích thông minh.
Thời hạn giải quyết: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?