Người lao động bắt buộc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia khi nào?

Cho tôi hỏi trong trường hợp nào thì người lao động bắt buộc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia? Câu hỏi của chị Xuân (Ninh Bình)

Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là gì?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 38/2015/TT-BLĐTBXH quy định về chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, cấp và quản lý việc cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy định như sau:

Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
1. Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là chứng nhận một người lao động có đủ khả năng thực hiện các công việc đạt yêu cầu ở một bậc trình độ kỹ năng của một nghề.
2. Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gồm có 05 (năm) loại được phân theo 05 (năm) bậc, từ bậc I đến bậc V, cụ thể như sau:
a) Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc I;
b) Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc II;
c) Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc III;
d) Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc IV;
đ) Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc V.
3. Hình thức và nội dung của chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo Mẫu tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo đó, chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là chứng nhận đảm bảo người lao động có đủ khả năng thực hiện các công việc đạt yêu cầu.

Trường hợp nào thì người lao động bắt buộc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia?

Trường hợp nào thì người lao động bắt buộc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia? (Hình từ Internet)

Điều kiện để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là gì?

Căn cứ Điều 16 Nghị định 31/2015/NĐ-CP quy định điều kiện tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo các bậc trình độ kỹ năng nghề như sau:

Điều kiện tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo các bậc trình độ kỹ năng nghề
1. Người lao động có nhu cầu đều được tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở trình độ kỹ năng nghề bậc 1 của một nghề.
2. Để được tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở trình độ kỹ năng nghề bậc 2 của một nghề, người lao động phải đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây:
a) Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng chỉ sơ cấp tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 02 (hai) năm kinh nghiệm làm việc trong nghề kể từ khi có chứng chỉ đó;
b) Học xong chương trình trung cấp (trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp) tương ứng với nghề tham dự;
c) Có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề đó.
3. Để được tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở trình độ kỹ năng nghề bậc 3 của một nghề, người lao động phải đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây:
a) Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 2 hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp (trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp hoặc bằng nghề, công nhân kỹ thuật) tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 02 (hai) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
b) Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng chỉ sơ cấp tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ đó;
c) Học xong chương trình cao đẳng (cao đẳng nghề) tương ứng với nghề tham dự;
d) Có ít nhất 06 (sáu) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề đó.
4. Để được tham dự đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở trình độ kỹ năng nghề bậc 4 của một nghề, người lao động phải đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây:
a) Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3 hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng (cao đẳng nghề) tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
b) Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 2 hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp (trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp hoặc bằng nghề, công nhân kỹ thuật) tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 06 (sáu) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
c) Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng chỉ sơ cấp tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 09 (chín) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ đó;
d) Học xong chương trình đại học tương ứng với nghề tham dự;
đ) Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề đó.
5. Để được tham dự đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở trình độ kỹ năng nghề bậc 5 của một nghề, người lao động phải đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây:
a) Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 4 hoặc bằng tốt nghiệp đại học tương ứng với nghề tham dự và có thời gian ít nhất 05 (năm) năm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
b) Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3 hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng (cao đẳng nghề) tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 09 (chín) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi được cấp chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
c) Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 2 hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp (trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp hoặc bằng nghề, công nhân kỹ thuật) tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 12 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
d) Có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng chỉ sơ cấp tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 14 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ đó;
đ) Có bằng tốt nghiệp đại học tương ứng với nghề tham dự và có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có bằng tốt nghiệp đó;
e) Có ít nhất 15 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề đó.
6. Thời gian kinh nghiệm làm việc trong nghề được xác định thông qua hợp đồng lao động được giao kết bằng văn bản giữa người lao động và người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc do Ủy ban nhân dân xã, phường nơi cư trú xác nhận đối với người lao động tự tạo việc làm.

Theo đó, người lao động nếu muốn được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia thì cần phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu theo quy định trên.

Người lao động bắt buộc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia khi nào?

Theo Điều 28 Nghị định 31/2015/NĐ-CP quy định:

Danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, sức khỏe của cá nhân người lao động và cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
1. Công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và sức khỏe của cá nhân người lao động hoặc cộng đồng bao gồm:
a) Công việc thuộc danh mục công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
b) Công việc khi người lao động thực hiện công việc đó có ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của cộng đồng hoặc sức khỏe của người khác.
2. Việc đề xuất, thay đổi, loại bỏ, bổ sung các công việc vào danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, sức khỏe của cá nhân người lao động và cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Lựa chọn các công việc theo quy định tại Khoản 1 Điều này để từng bước đưa vào danh mục theo lộ trình nhằm bảo đảm việc thực hiện được khả thi, hạn chế các tác động gây ảnh hưởng đến người lao động, người sử dụng lao động và xáo trộn hoạt động của doanh nghiệp, xã hội;
b) Các công việc thuộc danh mục được đề xuất thay đổi hoặc loại bỏ khi công việc đó thay đổi tên gọi hoặc không còn công việc đó.
3. Danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và sức khỏe của cá nhân người lao động hoặc cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được sắp xếp theo Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam hiện hành.
4. Danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và sức khỏe của cá nhân người lao động hoặc cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được quy định cụ thể tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Như vậy, người lao động làm công việc thuộc danh mục công việc, nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của cộng đồng hoặc sức khỏe của người khác thì bắt buộc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Danh mục các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hiện nay được quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH gồm 1838 nghề, công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và chia thành 31 lĩnh vực khác nhau.

Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mục đích đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là gì?
Lao động tiền lương
Người lao động tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có quyền gì?
Lao động tiền lương
Khi nào chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có giá trị ở nước ngoài?
Lao động tiền lương
Giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia do cơ quan nào cấp?
Lao động tiền lương
Cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho tổ chức đánh giá kỹ năng nghề khi đáp ứng điều kiện gì?
Lao động tiền lương
Mẫu giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Sử dụng người lao động chưa qua đào tạo chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Khi nào người lao động được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia?
Lao động tiền lương
Người lao động tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có trách nhiệm gì?
Lao động tiền lương
Mẫu tờ khai đề nghị đổi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có dạng ra sao?
Đi đến trang Tìm kiếm - Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
3,599 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào