Người làm công tác cơ yếu có được hưởng phụ cấp an ninh, quốc phòng?
Người làm công tác cơ yếu phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
Người làm công tác cơ yếu phải có đủ các tiêu chuẩn được quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Cơ yếu 2011, cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn người làm công tác cơ yếu
1. Người làm công tác cơ yếu phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tự nguyện phục vụ lâu dài trong tổ chức cơ yếu; sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, lịch sử chính trị gia đình và bản thân trong sạch, rõ ràng;
c) Có trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực thực tiễn và sức khỏe đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao;
d) Đã qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu.
Người không đáp ứng các tiêu chuẩn trên thì không được tiếp tục làm công tác cơ yếu. Căn cứ từng trường hợp cụ thể, người sử dụng cơ yếu có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định của pháp luật.
Người làm công tác cơ yếu có được hưởng phụ cấp an ninh, quốc phòng? (Hình từ Internet)
Người làm công tác cơ yếu có được hưởng phụ cấp an ninh, quốc phòng?
Theo điểm đ khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP, phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng áp dụng với những đối tượng làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang và cơ yếu. Tuy nhiên, những đối tượng này không thuộc diện xếp lương trong hai bảng lương sau đây:
- Bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân.
- Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân.
Đồng thời, tại Điều 2 Thông tư 07/2017/TT-BNV quy định người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước, gồm:
Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng áp dụng:
Người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước, gồm:
a) Người làm công tác cơ yếu là quân nhân, công an nhân dân;
b) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, công an nhân dân;
c) Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
d) Học viên cơ yếu.
2. Đối tượng không áp dụng:
a) Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động một số loại công việc trong tổ chức cơ yếu không xếp lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định;
b) Người đã có quyết định thôi việc, phục viên, xuất ngũ, nghỉ hưu.
Như vậy, nếu bạn người làm công tác cơ yếu trong quân đội thì bạn có thể được hưởng trợ cấp phục vụ quốc phòng an ninh khi bạn là quân nhân hoặc làm việc theo hợp đồng lao động nhưng có hưởng lương theo thang lương, bảng lương của Nhà nước.
Trường hợp bạn làm việc theo hợp đồng lao động nhưng không hưởng lương theo thang lương, bảng lương của Nhà nước thì không được hưởng phụ cấp phục vụ quốc phòng an ninh.
Mức hưởng phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng đối với người làm công tác cơ yếu là bao nhiêu?
Tại Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng được tính theo 2 mức là 30% và 50% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Đồng thời, theo hướng dẫn chi tiết tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 07/2017/TT-BNV mức phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng được quy định như sau:
Các chế độ phụ cấp
Phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh:
a) Phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh gồm 2 mức 50% và 30% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với những người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức như sau:
Mức 50% áp dụng đối với công chức, viên chức (kể cả những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong chỉ tiêu biên chế) hưởng lương từ ngân sách nhà nước trực tiếp làm việc trong các đơn vị sản xuất tài liệu, sản xuất và lắp ráp máy mã, trang thiết bị kỹ thuật mật mã;
Mức 30% áp dụng đối với công chức, viên chức còn lại (kể cả những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong chỉ tiêu biên chế) hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong tổ chức cơ yếu.
b) Phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh quy định tại Điểm a Khoản này được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Khi công chức, viên chức được điều động từ đơn vị này sang đơn vị khác hoặc ngành, nghề này sang ngành, nghề khác, từ nơi có mức phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh 50% đến nơi có mức phụ cấp quốc phòng, an ninh 30% (hoặc ngược lại) thì được hưởng mức phụ cấp theo nơi mới kể từ tháng tiếp theo.
Như vậy, đối với công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước làm việc trong tổ chức cơ yếu sẽ được hưởng phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng ở mức 30%
Trong đó, phụ cấp này được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?