Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại là ai?
Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại là ai?
Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:
Văn phòng Thừa phát lại
1. Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.
2. Tên gọi của Văn phòng Thừa phát lại phải bao gồm cụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và phân tên riêng liên sau. Việc đặt tên riêng và gắn biển hiệu thực hiện theo quy định của pháp luật, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của Văn phòng Thừa phát lại khác trong phạm vi toàn quốc, không được vi phạm truyền thông lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
3. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại là Trưởng Văn phòng Thừa phát lại. Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải là Thừa phát lại.
Văn phòng Thừa phát lại có thể có Thừa phát lại là thành viên hợp danh, Thừa phát lại làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và thư ký nghiệp vụ.
Thư ký nghiệp vụ giúp Thừa phát lại thực hiện nghiệp vụ pháp lý theo quy định. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại phải có các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị định này, phải có trình độ từ trung cấp luật trở lên và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 của Nghị định này.
...
Theo đó, người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại là Trưởng Văn phòng Thừa phát lại.
Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải là Thừa phát lại.
Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại là ai?
Văn phòng Thừa phát lại có những quyền nào?
Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:
Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng Thừa phát lại
1. Văn phòng Thừa phát lại có các quyền sau đây:
a) Ký hợp đồng lao động với Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ làm việc cho Văn phòng mình;
b) Thu, quản lý, sử dụng chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật;
c) Ký hợp đồng, thỏa thuận với người yêu cầu theo quy định của Nghị định này;
d) Các quyền khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
2. Văn phòng Thừa phát lại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Quản lý Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ của Văn phòng mình trong việc tuân thủ pháp luật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại;
b) Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, báo cáo, thống kê;
c) Niêm yết lịch làm việc, thủ tục, chi phí thực hiện công việc Thừa phát lại, nội quy tiếp người yêu cầu tại trụ sở Văn phòng;
d) Thu đúng chi phí đã thỏa thuận với người yêu cầu;
đ) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Thừa phát lại của Văn phòng mình; bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật;
e) Tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý người tập sự trong thời gian tập sự tại Văn phòng mình;
...
Theo đó, Văn phòng Thừa phát lại có các quyền sau đây:
- Ký hợp đồng lao động với Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ làm việc cho Văn phòng mình;
- Thu, quản lý, sử dụng chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật;
- Ký hợp đồng, thỏa thuận với người yêu cầu theo quy định;
- Các quyền khác theo quy định Nghị định 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
Văn phòng Thừa phát lại có phải báo cáo định kỳ hằng năm về tình hình hoạt động không?
Căn cứ tại Điều 20 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:
Chế độ thông tin, báo cáo
1. Văn phòng Thừa phát lại có trách nhiệm báo cáo định kỳ 06 tháng và hàng năm cho Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở về tổ chức và hoạt động của mình.
Định kỳ hàng năm, Sở Tư pháp có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và Bộ Tư pháp về tình hình tổ chức và hoạt động Thừa phát lại tại địa phương.
Văn phòng Thừa phát lại thực hiện việc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp; Sở Tư pháp thực hiện việc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tư pháp.
2. Văn phòng Thừa phát lại thực hiện việc báo cáo để phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sát, giám sát về hoạt động, quản lý tài chính, thuế theo quy định của pháp luật.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về sổ sách, biểu mẫu, giấy tờ, chế độ báo cáo về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại.
Theo đó, Văn phòng Thừa phát lại có trách nhiệm báo cáo định kỳ 06 tháng và hàng năm cho Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở về tổ chức và hoạt động của mình.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?