Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức là ai?
- Thời hiệu khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức là bao lâu?
- Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức là ai?
- Hồ sơ giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức gồm những giấy tờ gì?
- Trách nhiệm của công chức trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc như thế nào?
Thời hiệu khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức là bao lâu?
Tại Điều 48 Luật Khiếu nại 2011 quy định như sau:
Thời hiệu khiếu nại
Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 15 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định kỷ luật.
Thời hiệu khiếu nại lần hai là 10 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Theo đó, thời hiệu khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức được quy định như sau:
- Khiếu nại lần đầu là 15 ngày, kể từ ngày công chức nhận được quyết định kỷ luật.
- Khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
Nếu công chức bị ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức là ai? (Hình từ Internet)
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức là ai?
Tại Điều 51 Luật Khiếu nại 2011 có quy định như sau:
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức theo phân cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp còn khiếu nại tiếp.
3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
Như vậy, thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức thuộc về:
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý nếu giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý công chức nếu giải quyết khiếu nại lần tiếp theo.
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ nếu giải quyết khiếu nại đối với các quyết định sau mà đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết:
+ Quyết định kỷ luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
+ Quyết định kỷ luật của Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ
+ Quyết định kỷ luật của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Hồ sơ giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức gồm những giấy tờ gì?
Tại Điều 34 Luật Khiếu nại 2011 quy định như sau:
Hồ sơ giải quyết khiếu nại
1. Việc giải quyết khiếu nại phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm:
a) Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;
b) Tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;
c) Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có);
d) Biên bản tổ chức đối thoại (nếu có);
đ) Quyết định giải quyết khiếu nại;
e) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưu giữ theo quy định của pháp luật. Trường hợp người khiếu nại khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án thì hồ sơ đó phải được chuyển cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết khi có yêu cầu.
Theo đó, hồ sơ giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức bao gồm những giấy tờ nêu trên.
Trách nhiệm của công chức trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc như thế nào?
Tại Điều 33 Nghị định 124/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Trách nhiệm của người khiếu nại trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
1. Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật xâm phạm (nếu có).
2. Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại nếu quyết định hành chính, hành vi hành chính được người có thẩm quyền kết luận là đúng pháp luật.
3. Chấp hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Theo đó, công chức khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc có trách nhiệm thi hành như sau:
- Nếu quyết định kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật thì phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Nếu quyết định kỷ luật buộc thôi việc được kết luật là đúng pháp luật thì công chức chấp hành quyết định đó.
- Chấp hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?