Người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân có được thành lập ban chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ không?

Cho tôi hỏi người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân đân có được thành lập ban chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ không? Ban chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được thành lập trong trường hợp nào? Câu hỏi của anh Hiếu (Nghệ An).

Người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân có được thành lập ban chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ không?

Tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 140/2020/TT-BCA có quy định

Nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Điều 17 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 83/2017/NĐ-CP).

Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 17 Nghị định 83/2017/NĐ-CP có nêu:

Nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy về cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy
1. Tổ chức và chỉ huy lực lượng cứu nạn, cứu hộ và các lực lượng khác tham gia cứu nạn, cứu hộ tại hiện trường.
2. Thành lập Ban Chỉ huy cứu nạn, cứu hộ khi xét thấy cần thiết và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ huy.
3. Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản theo thẩm quyền; quyết định và tổ chức thực hiện phá dỡ nhà, công trình, chướng ngại vật, di chuyển phương tiện, tài sản; quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp, hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
4. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo cấp có thẩm quyền về tình hình, diễn biến, kết quả cứu nạn, cứu hộ.
5. Thực hiện công tác chính trị, tư tưởng và tổ chức công tác hậu cần, kỹ thuật phục vụ cứu nạn, cứu hộ.
6. Quyết định kết thúc hoạt động cứu nạn, cứu hộ.
7. Tổ chức rút kinh nghiệm công tác cứu nạn, cứu hộ; cung cấp thông tin về sự cố, tai nạn và hoạt động cứu nạn, cứu hộ.

Như vậy, người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân nhân được phép thành lập ban chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi xét thấy cần thiết và phân công nhiệm vụ cho các thành viên ban chỉ huy.

Người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân có được thành lập ban chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ không?

Người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân có được thành lập ban chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ không? (Hình từ Internet)

Ban chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được thành lập trong trường hợp nào?

Tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 140/2020/TT-BCA có quy định:

Thành lập ban chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Ban chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được thành lập trong trường hợp đám cháy, sự cố, tai nạn lớn, phức tạp do người có chức vụ quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 13 Thông tư này trực tiếp chỉ huy.

Dẫn chiếu đến quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 13 Nghị định 83/2017/NĐ-CP

Người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân
1. Người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân là những người giữ các chức vụ sau đây:
a) Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
b) Giám đốc, Phó Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh);

Như vậy, ban chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được thành lập trong trường hợp đám cháy, sự cố, tai nạn lớn, phức tạp do Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp chỉ huy.

Ban chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gồm những ai?

Căn cứ Điều 16 Thông tư 140/2020/TT-BCA, thành phần ban chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, gồm:

- Trưởng ban là người giữ chức vụ Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc Công an cấp tỉnh.

- Phó Trưởng ban là Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc Công an cấp tỉnh của nơi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn; chỉ huy Công an cấp huyện quản lý địa bàn, nơi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn.

- Thành viên là chỉ huy cấp phòng và tương đương thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và các đơn vị Công an được điều động tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Ngoài ra, tại khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 16 Thông tư 140/2020/TT-BCA có quy định

Thành lập ban chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
...
3. Trường hợp xét thấy cần thiết, người chỉ huy của lực lượng Công an nhân dân có thể đề nghị người chỉ huy thuộc lực lượng Quân đội, người chỉ huy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy và khoản 2 Điều 16 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP tham gia thành phần ban chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
4. Các Phó Trưởng ban và thành viên ban chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
5. Ban chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tự giải thể sau khi kết thúc nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Ban chỉ huy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân có được thành lập ban chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Ban chỉ huy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
833 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ban chỉ huy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào