Người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân bao gồm những ai?
- Người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân bao gồm những ai?
- Thẩm quyền chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân thuộc về ai?
- Người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân có thể ủy quyền cho người khác tiếp tục thực hiện công việc chữa cháy thay mình không?
Người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân bao gồm những ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Thông tư 140/2020/TT-BCA, người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân là những người giữ các chức vụ sau đây:
- Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
- Giám đốc, Phó Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh);
- Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
- Trưởng Công an, Phó Trưởng Công an cấp huyện (nơi có Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trực thuộc);
- Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội Công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực; Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên sông thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
- Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp huyện.
Người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân bao gồm những ai? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân thuộc về ai?
Tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 140/2020/TT-BCA có quy định:
Người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân
...
2. Thẩm quyền chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:
a) Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đám cháy, sự cố, tai nạn điều động, huy động nhiều lực lượng, phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của 02 Công an cấp tỉnh trở lên cùng tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
b) Giám đốc, Phó Giám đốc Công an cấp tỉnh chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đám cháy, sự cố, tai nạn điều động lực lượng, phương tiện của Công an cấp huyện và của Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cùng tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
c) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đám cháy, sự cố, tai nạn điều động, huy động lực lượng, phương tiện của các đơn vị trực thuộc và của Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp huyện cùng tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
d) Trưởng Công an, Phó Trưởng Công an cấp huyện chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đám cháy, sự cố, tai nạn xảy ra trên địa bàn được phân công thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ điều động, huy động thêm 01 Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp huyện khác hoặc 01 Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cùng tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
đ) Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội Công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực; Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên sông thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với đám cháy, sự cố, tai nạn trong phạm vi địa bàn được phân công thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và có Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp huyện tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
e) Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp huyện chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với đám cháy, sự cố, tai nạn trong phạm vi địa bàn được phân công thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và khi có Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp huyện khác tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Như vậy, thẩm quyền chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân thuộc về những người nêu trên
Người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân có thể ủy quyền cho người khác tiếp tục thực hiện công việc chữa cháy thay mình không?
Tại Điều 15 Thông tư 140/2020/TT-BCA có quy định
Ủy quyền, giao quyền chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Người chỉ huy có thẩm quyền cao hơn có thể ủy quyền cho người chỉ huy đang thực hiện nhiệm vụ tiếp tục thực hiện công tác chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về kết quả chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Trong trường hợp phải rời khỏi nơi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn để thực hiện nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền, người chỉ huy đang thực hiện nhiệm vụ phải giao quyền thực hiện nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho người có thẩm quyền thấp hơn một cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này và phải thông báo cho bộ phận tiếp nhận và xử lý thông tin của đơn vị.
Như vậy, người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân có thẩm quyền cao hơn có thể ủy quyền cho người chỉ huy đang thực hiện nhiệm vụ tiếp tục thực hiện công tác chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về kết quả chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?