Nghiêm cấm Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố quốc gia thực hiện hành vi nào?
Nghiêm cấm Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố quốc gia thực hiện hành vi nào?
Tại Điều 6 Luật Phòng, chống khủng bố 2013 có quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Các hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 của Luật này.
2. Che giấu, chứa chấp, không tố giác hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố.
3. Làm lộ bí mật nhà nước trong phòng, chống khủng bố.
4. Cố ý lan truyền thông tin giả về khủng bố, tài trợ khủng bố; cản trở, gây khó khăn cho hoạt động phòng, chống khủng bố.
5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống khủng bố để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Theo đó, pháp luật nghiêm cấm Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố quốc gia thực hiện những hành vi sau:
- Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, uy hiếp tinh thần của người khác;
- Chiếm giữ, làm hư hại, phá hủy hoặc đe dọa phá hủy tài sản; tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Hướng dẫn chế tạo, sản xuất, sử dụng hoặc chế tạo, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán vũ khí, vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất độc, chất cháy và các công cụ, phương tiện khác nhằm phục vụ cho việc thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống khủng bố 2013;
- Tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục, cưỡng bức, thuê mướn hoặc tạo điều kiện, giúp sức cho việc thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 6 Luật Phòng, chống khủng bố 2013.
- Thành lập, tham gia tổ chức, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện đối tượng nhằm thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 6 Luật Phòng, chống khủng bố 2013.
- Các hành vi khác được coi là khủng bố theo quy định của điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố.
- Che giấu, chứa chấp, không tố giác hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố.
- Làm lộ bí mật nhà nước trong phòng, chống khủng bố.
- Cố ý lan truyền thông tin giả về khủng bố, tài trợ khủng bố; cản trở, gây khó khăn cho hoạt động phòng, chống khủng bố.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống khủng bố để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Nghiêm cấm Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố quốc gia thực hiện hành vi nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố quốc gia là đơn vị nào?
Tại khoản 1 Điều 12 Luật Phòng, chống khủng bố 2013 có quy định như sau:
Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố
1. Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia. Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Bộ Công an là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia và có cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp tỉnh. Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp tỉnh làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Công an cấp tỉnh là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp tỉnh và có đơn vị tham mưu, giúp việc.
...
Theo đó, Bộ Công an là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố quốc gia và có cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách.
Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố quốc gia hoạt động theo nguyên tắc nào?
Tại Điều 11 Nghị định 07/2014/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 62/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Chế độ hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố
1. Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất; quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền thông qua các cuộc họp định kỳ, đột xuất hoặc thông qua lấy ý kiến bằng văn bản. Trưởng Ban Chỉ đạo kết luận và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố có trách nhiệm ban hành và thực hiện quy chế hoạt động của mình.
1a. Các thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố các cấp làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo và được sử dụng con dấu của cơ quan nơi công tác. Trường hợp Trưởng ban Chỉ đạo vắng mặt hoặc ủy quyền, Phó Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
2. Giao Bộ trưởng Bộ Công an thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của cơ quan, đơn vị giúp việc Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ, ngành mình.
Theo đó, Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố quốc gia hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?