Nghĩa vụ của kiểm toán viên hành nghề được quy định như thế nào?
Nghĩa vụ của kiểm toán viên hành nghề được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 18 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định:
Nghĩa vụ của kiểm toán viên hành nghề
Khi hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, kiểm toán viên hành nghề có các nghĩa vụ sau đây:
1. Tuân thủ nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập;
2. Không can thiệp vào hoạt động của khách hàng, đơn vị được kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán;
3. Từ chối thực hiện kiểm toán cho khách hàng, đơn vị được kiểm toán nếu xét thấy không bảo đảm tính độc lập, không đủ năng lực chuyên môn, không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
4. Từ chối thực hiện kiểm toán trong trường hợp khách hàng, đơn vị được kiểm toán có yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp, yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trái với quy định của pháp luật;
5. Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức hàng năm;
6. Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp;
7. Thực hiện kiểm toán, soát xét hồ sơ kiểm toán hoặc ký báo cáo kiểm toán và chịu trách nhiệm về báo cáo kiểm toán và hoạt động kiểm toán của mình;
8. Báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động kiểm toán của mình theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
9. Tuân thủ quy định của Luật này và pháp luật của nước sở tại trong trường hợp hành nghề kiểm toán ở nước ngoài;
10. Chấp hành yêu cầu về kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán theo quy định của Bộ Tài chính;
11. Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nghĩa vụ của kiểm toán viên hành nghề được quy định như sau:
- Tuân thủ nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập;
- Không can thiệp vào hoạt động của khách hàng, đơn vị được kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán;
- Từ chối thực hiện kiểm toán cho khách hàng, đơn vị được kiểm toán nếu xét thấy không bảo đảm tính độc lập, không đủ năng lực chuyên môn, không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
- Từ chối thực hiện kiểm toán trong trường hợp khách hàng, đơn vị được kiểm toán có yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp, yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trái với quy định của pháp luật;
- Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức hàng năm;
- Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp;
- Thực hiện kiểm toán và soát xét hồ sơ kiểm toán hoặc ký báo cáo kiểm toán và chịu trách nhiệm về báo cáo kiểm toán và hoạt động kiểm toán của mình;
- Báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động kiểm toán của mình theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Tuân thủ quy định Luật Kiểm toán độc lập 2011 và pháp luật của nước sở tại trong trường hợp hành nghề kiểm toán ở nước ngoài;
- Chấp hành yêu cầu về kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán theo quy định của Bộ Tài chính;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của kiểm toán viên hành nghề được quy định như thế nào?
Kiểm toán viên hành nghề có phải gửi Báo cáo duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán hàng năm không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 202/2012/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 6 Thông tư 39/2020/TT-BTC qyt định:
Trách nhiệm của kiểm toán viên hành nghề
1. Gửi Báo cáo duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán hàng năm với những nội dung sau:
a) Tên báo cáo: Báo cáo duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán hàng năm.
b) Nội dung yêu cầu báo cáo: Kê khai việc duy trì từng điều kiện đăng ký hành nghề kiểm toán hàng năm của kiểm toán viên hành nghề, cụ thể:
- Thông tin cơ bản của kiểm toán viên hành nghề;
- Số, ngày cấp chứng chỉ kiểm toán viên;
- Số, ngày cấp, thời hạn Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán;
- Số giờ cập nhật kiến thức từ ngày 16/8 năm trước đến ngày 15/8 năm báo cáo;
- Thời hạn của hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán;
- Việc có thay đổi hay không trong hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian ký kết với doanh nghiệp kiểm toán trong năm so với lần gần nhất;
- Tình hình chấp hành pháp luật về kiểm toán độc lập từ ngày 16/8 năm trước đến ngày 15/8 năm báo cáo.
c) Đối tượng thực hiện báo cáo: Kiểm toán viên hành nghề.
d) Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán).
đ) Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo định kỳ được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc bản sao điện tử, được gửi bằng một trong các phương thức sau:
- Gửi trực tiếp;
- Gửi qua dịch vụ bưu chính;
- Gửi qua hệ thống thư điện tử;
- Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
e) Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất là ngày 31/8 năm báo cáo.
g) Tần suất thực hiện báo cáo: Báo cáo định kỳ hàng năm.
h) Thời gian chốt số liệu báo cáo: Từ ngày 16/8 năm trước đến ngày 15/8 năm báo cáo.
i) Mẫu đề cương báo cáo: Theo Phụ lục số 10/ĐKHN ban hành kèm theo Thông tư này.
k) Mẫu biểu số liệu báo cáo: Theo Phụ lục số 10/ĐKHN ban hành kèm theo Thông tư này.
l) Hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo: Hàng năm, kiểm toán viên hành nghề kê khai thông tin về việc duy trì các điều kiện để hành nghề kiểm toán theo mẫu và gửi về Bộ Tài chính thông qua doanh nghiệp kiểm toán theo thời hạn quy định.
...
Theo đó, kiểm toán viên hành nghề có trách nhiệm phải gửi Báo cáo duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán hàng năm.
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán là gì?
Căn cứ tại Điều 6 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định:
Chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán
1. Chuẩn mực kiểm toán là những quy định và hướng dẫn về yêu cầu, nguyên tắc, thủ tục kiểm toán và xử lý các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động kiểm toán mà thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ.
2. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán là những quy định và hướng dẫn về nguyên tắc, nội dung áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
3. Chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán là cơ sở để kiểm tra, đánh giá chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
4. Bộ Tài chính quy định chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán trên cơ sở chuẩn mực quốc tế.
Theo đó, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán là những quy định và hướng dẫn về nguyên tắc, nội dung áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?