Nghị quyết 74: Chốt chính sách tiền lương của CBCC sau sáp nhập xã được thực hiện theo hướng dẫn bởi cơ quan nào?
- Nghị quyết 74: Chốt chính sách tiền lương của CBCCVC sau sáp nhập xã được thực hiện theo hướng dẫn bởi cơ quan nào?
- Quy trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã được quy định như thế nào theo Nghị quyết 74?
- Công tác tuyên truyền việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính phải đồng thời tuân thủ theo yêu cầu gì?
Nghị quyết 74: Chốt chính sách tiền lương của CBCCVC sau sáp nhập xã được thực hiện theo hướng dẫn bởi cơ quan nào?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Mục 2 Kế hoạch ban hành kèm theo Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025 quy định như sau:
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật và văn bản hướng dẫn làm cơ sở cho việc sắp xếp ĐVHC và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp
a) Đối với các bộ, ngành trung ương
- Nhiệm vụ chung:
+ Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, bộ, ngành trung ương chủ động đề xuất, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn giải quyết các vấn đề liên quan đến sắp xếp ĐVHC, kết thúc hoạt động của ĐVHC cấp huyện và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, bảo đảm sau sắp xếp ĐVHC, tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp đi vào hoạt động thông suốt, không gián đoạn, không có khoảng trống pháp lý. Đồng thời, hướng dẫn giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện liên quan đến công việc của bộ, ngành trung ương.
+ Rà soát nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền, thủ tục hành chính của chính quyền cấp huyện thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành mình và các nội dung có thể phân cấp từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ xuống chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp xã. Trên cơ sở đó, chủ động ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất, báo cáo Chính phủ ban hành văn bản đối với các quy định khác luật, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Nhiệm vụ cụ thể:
+ Bộ Nội vụ
. Tham mưu, trình Chính phủ để trình Quốc hội ban hành Luật mới thay thế Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025; Luật mới thay thế Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).
. Tham mưu, trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc sắp xếp ĐVHC năm 2025.
. Tham mưu, trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân các cấp, giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.
. Tham mưu, trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
. Tham mưu, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước; cơ quan đơn vị thuộc quân đội nhân dân, công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
. Tham mưu, trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân phường, xã, đặc khu; vị trí việc làm gắn với biên chế của từng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân phường, xã, đặc khu.
. Ban hành Thông tư hướng dẫn về phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu đối với người lao động trong khu vực doanh nghiệp.
. Ban hành Thông tư quy định về việc lập, quản lý hồ sơ địa giới ĐVHC.
. Hướng dẫn việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân phường, xã, đặc khu; việc công nhận vùng an toàn khu, xã an toàn khu, xã đảo, đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, Anh hùng lao động khi thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã.
. Hướng dẫn việc quản lý công tác văn thư, lưu trữ khi sắp xếp, sáp nhập ĐVHC cấp tỉnh và sắp xếp ĐVHC cấp xã.
. Hướng dẫn về tiêu chuẩn chức danh, ngạch và chế độ, chính sách về tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức ở phường, xã, đặc khu khi thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã.
. Hướng dẫn việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức khi sáp nhập ĐVHC cấp tỉnh, sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC cấp xã và tổ chức thực hiện chính quyền địa phương 02 cấp.
. Tham mưu Ban Chỉ đạo của Chính phủ để chỉ đạo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, có phương án sắp xếp cơ quan thuế, kho bạc nhà nước, hải quan, bảo hiểm xã hội, thống kê, ngân hàng,... phù hợp với việc sáp nhập các ĐVHC cấp tỉnh và thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Theo đó, Bộ Nội Vụ có nhiệm vụ hoàn thiện chính sách, pháp luật và văn bản hướng dẫn làm cơ sở cho việc sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp; trong đó hướng dẫn về chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức ở phường, xã đặc khu khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã - sáp nhập xã.
Nghị quyết 74: Chốt chính sách tiền lương của CBCCVC sau sáp nhập xã được thực hiện theo hướng dẫn bởi cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Quy trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã được quy định như thế nào theo Nghị quyết 74?
Căn cứ tại khoản 2 Mục 2 Kế hoạch ban hành kèm theo Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025 quy định về quy trình thực hiện sáp nhập xã như sau:
- Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức Hội nghị triển khai ngay sau Hội nghị quán triệt của Bộ Chính trị (tại Hội nghị này, các bộ, ngành có liên quan trình bày hướng dẫn sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp theo phân công của Ban Chỉ đạo tại Quyết định 571/QĐ-TTg năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ).
- Căn cứ các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và trình hồ sơ đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi tắt là hồ sơ đề án) như sau:
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng đề án và tổ chức lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp; quyết định hình thức và trình tự, thủ tục, thời hạn lấy ý kiến phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, bảo đảm tiến độ trình Hồ sơ đề án sắp xếp đơn vị hành chính theo yêu cầu tại Kết luận 137-KL/TW và Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025.
+ Sau khi hoàn thành việc lấy ý kiến Nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, ban hành nghị quyết thông qua chủ trương.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có Tờ trình Chính phủ kèm theo hồ sơ đề án của địa phương (mỗi tỉnh, thành phố xây dựng 01 đề án về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã) gửi Bộ Nội vụ (nội dung hồ sơ đề án theo quy định tại nghị quyết mới của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025)
- Thẩm định và trình hồ sơ đề án
Sau khi nhận được hồ sơ đề án của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến, Bộ Nội vụ thẩm định, trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo tiến độ gửi Hồ sơ đề án của từng địa phương.
Công tác tuyên truyền việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính phải đồng thời tuân thủ theo yêu cầu gì?
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Mục 3 Kế hoạch ban hành kèm theo Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025 quy định về công tác tuyên truyền phải tuân thủ yêu cầu sau đây:
- Làm rõ tầm quan trọng, ý nghĩa và những tác động tích cực của việc thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và từng địa phương; sự tinh gọn và hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị nói chung và chính quyền địa phương 02 cấp nói riêng.
- Công tác tuyên truyền phải đóng góp tích cực vào việc tạo sự thống nhất tư tưởng, hành động và phản ánh trung thực, sinh động, theo sát lộ trình, yêu cầu, nhiệm vụ của việc sắp xếp và việc tổ chức triển khai thực hiện tại từng bộ, ngành, địa phương.
- Bám sát nội dung các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ và hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan để lựa chọn hình thức, nội dung, phương pháp tuyên truyền thích hợp tại cơ quan, đơn vị, địa phương đảm bảo thiết thực, hiệu quả.











- Sửa Nghị định 178 về nghỉ hưu trước tuổi: Chính thức mức hưởng lương hưu là 45% áp dụng cho đối tượng nào?
- Chốt mức lương mới của CBCCVC và LLVT sau khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu có đảm bảo cao hơn mức lương hiện hưởng hay không?
- Quyết định chính thức: Bãi bỏ lương cơ sở, bãi bỏ toàn bộ hệ số lương của 09 đối tượng sau 2026 thì quan hệ tiền lương được mở rộng như thế nào?
- Nghị quyết 76: Chốt thời gian chính thức hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã? Tiêu chuẩn của từng chức danh công chức cấp xã được quy định như thế nào?
- Thống nhất dừng áp dụng mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng đối với cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì cách tính lương thế nào?