Nghị quyết 74: Chính thức bỏ cấp huyện từ 1/7/2025, tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp đi vào hoạt động theo dự kiến đúng không? Chính sách nào CBCCVC được hưởng khi bỏ cấp huyện?
Nghị quyết 74: Chính thức bỏ cấp huyện từ 1/7/2025, tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp đi vào hoạt động theo dự kiến đúng không?
Căn cứ theo Phụ lục Kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp ban hành kèm theo Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025 như sau:
STT | Nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Cấp trình hoặc gửi văn bản | Thời gian hoàn thành |
I. | Hoàn thiện chính sách, pháp luật làm cơ sở cho việc sắp xếp ĐVHC và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp | ||||
1 | Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, bộ, ngành trung ương chủ động đề xuất, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn giải quyết các vấn đề liên quan đến sắp xếp ĐVHC, kết thúc hoạt động của ĐVHC cấp huyện và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, bảo đảm sau sắp xếp ĐVHC, tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp đi vào hoạt động thông suốt, không gián đoạn, không có khoảng trống pháp lý | Bộ, cơ quan ngang bộ | Bộ, ngành trung ương liên quan và các địa phương | Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ | Trước ngày 30/6/2025 |
Đồng thời, Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục 2 Kế hoạch ban hành kèm theo Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025 quy định như sau:
Các bộ, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao chủ động phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới Luật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để có hiệu lực ngay, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, không tạo khoảng trống pháp lý khi mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp đi vào hoạt động (dự kiến ngày 01 tháng 7 năm 2025).
Theo đó, Nghị quyết 74 có đưa ra kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, theo dự kiến sẽ bỏ cấp huyện và mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp đi vào hoạt động (dự kiến ngày 01 tháng 7 năm 2025).
Xem thêm:
Bỏ công đoàn viên chức, công đoàn lực lượng vũ trang theo Nghị quyết 60-NQ/TW
Nghị quyết 74: Chính thức bỏ cấp huyện từ 1/7/2025, tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp đi vào hoạt động theo dự kiến đúng không? (Hình từ Internet)
Yêu cầu của kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính như thế nào?
Căn cứ tại Mục 1 Kế hoạch ban hành kèm theo Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025, có nêu yêu cầu của Kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp như sau:
- Xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương nhằm bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất, chất lượng và hiệu quả.
- Xác định nội dung công việc phải gắn với chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của các bộ, ngành, địa phương; tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện.
- Các bộ, ngành, địa phương căn cứ Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Kế hoạch của Ban Chỉ đạo và trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện rà soát, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật; kịp thời hướng dẫn, tổ chức thực hiện sắp xếp ĐVHC và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.
Những chính sách nào CBCCVC được hưởng khi bỏ cấp huyện?
Căn cứ theo Điều 12 Quyết nghị ban hành kèm theo Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 quy định:
Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
1. Thực hiện bảo lưu các chế độ, chính sách về tiền lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với những người được tiếp tục làm việc nhưng không giữ các chức vụ trước đây cho đến hết nhiệm kỳ bầu cử (đối với những người giữ chức vụ do bầu cử) hoặc hết thời hạn bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý (đối với những người giữ chức vụ do bổ nhiệm). Trường hợp thời hạn còn lại của nhiệm kỳ bầu cử hoặc thời hạn bổ nhiệm dưới 06 tháng thì được bảo lưu tròn 06 tháng. Sau khi hết thời hạn được bảo lưu thì lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) được thực hiện theo chức vụ, chức danh hiện giữ hoặc giải quyết nghỉ chế độ theo quy định.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư của cơ quan, tổ chức do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tùy từng trường hợp được tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, luân chuyển đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc hưởng các chế độ, chính sách đối với người nghỉ hưu, thôi việc, tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ.
3. Ngoài các chế độ, chính sách quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trên cơ sở cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư của cơ quan, tổ chức do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn.
Theo đó, khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cán bộ, công chức, viên chức được hưởng các chính sách sau:
- Thực hiện bảo lưu các chế độ, chính sách về tiền lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với những người được tiếp tục làm việc nhưng không giữ các chức vụ trước đây cho đến hết nhiệm kỳ bầu cử (đối với những người giữ chức vụ do bầu cử) hoặc hết thời hạn bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý (đối với những người giữ chức vụ do bổ nhiệm).
Trường hợp thời hạn còn lại của nhiệm kỳ bầu cử hoặc thời hạn bổ nhiệm dưới 06 tháng thì được bảo lưu tròn 06 tháng. Sau khi hết thời hạn được bảo lưu thì lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) được thực hiện theo chức vụ, chức danh hiện giữ hoặc giải quyết nghỉ chế độ theo quy định.
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư của cơ quan, tổ chức do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tùy từng trường hợp được tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, luân chuyển đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc hưởng các chế độ, chính sách đối với người nghỉ hưu, thôi việc, tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ.
- Ngoài ra, trên cơ sở cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư của cơ quan, tổ chức do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn.




- Không được đồng ý nhưng vẫn muốn nghỉ thì hưởng chế độ chính sách theo Nghị định 178 như thế nào đối với cán bộ công chức tại Hà Nội?
- Chốt số tiền thực hiện chính sách nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 do ai dự toán đối với cán bộ công chức tại Hà Nội?
- Chính thức danh sách cán bộ công chức thuộc diện nghỉ việc theo Nghị định 178 và Nghị định 67 tại khu vực Thủ đô do ai lập?
- Sau 1/7/2025, bãi bỏ mức lương cơ sở 2.34 đồng thời áp dụng chế độ tiền lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thì thực hiện BHXH thế nào?
- Chốt CBCC phải trả số tiền đã hưởng tinh giản biên chế trong trường hợp nào theo Nghị định 29?