Nghị quyết 66/NQ-TW: Nghiên cứu cơ chế có điều kiện cho phép viên chức được hành nghề luật sư, cụ thể thế nào?

Nghiên cứu cơ chế có điều kiện cho phép viên chức được hành nghề luật sư theo Nghị quyết 66/NQ-TW, cụ thể như thế nào?

Nghị quyết 66/NQ-TW: Nghiên cứu cơ chế có điều kiện cho phép viên chức được hành nghề luật sư, cụ thể thế nào?

Ngày 30/4/2025, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết 66-NQ/TW năm 2025 đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Theo đó, căn cứ tại tiểu mục 2 Mục 3 Nghị quyết 66-NQ/TW năm 2025 có nêu như sau:

Ill- NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
...
2. Đổi mới tư duy, định hướng xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực phát triển
Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp phù hợp với mục tiêu, định hướng cải cách tư pháp. Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hệ thống dịch vụ pháp lý, hỗ trợ pháp lý, trợ giúp pháp lý, đăng ký biện pháp bảo đảm để người dân và doanh nghiệp dễ tiếp cận pháp luật, quản trị rủi ro pháp lý. Ưu tiên nguồn lực hỗ trợ pháp lý cho khu vực kinh tế tư nhân. Nghiên cứu hình thành chế định luật sư công và cơ chế có điều kiện cho phép viên chức được hành nghề luật sư; bảo đảm việc công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Nghiên cứu mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tục tố tụng tư pháp rút gọn; kết hợp các phương thức phi tố tụng tư pháp với các phương thức tố tụng tư pháp; có giải pháp khuyến khích, phát triển các thiết chế giải quyết tranh chấp ngoài tòa án như trọng tài thương mại, hòa giải thương mại...

Theo đó, nghiên cứu hình thành chế định luật sư công và cơ chế có điều kiện cho phép viên chức được hành nghề luật sư là một trong các nhiệm vụ, giải pháp về đổi mới tư duy, định hướng xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực phát triển.

Nghị quyết 66/NQ-TW: Nghiên cứu cơ chế có điều kiện cho phép viên chức được hành nghề luật sư, cụ thể thế nào?

Nghị quyết 66/NQ-TW: Nghiên cứu cơ chế có điều kiện cho phép viên chức được hành nghề luật sư, cụ thể thế nào?

Tiêu chuẩn để trở thành Luật sư là gì?

Theo Điều 10 Luật Luật sư 2006 thì để trở thành luật sư phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:

- Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;

- Có bằng cử nhân luật;

- Đã được đào tạo nghề luật sư;

- Đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư;

- Có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư.

Điều kiện để hành nghề luật sư từ trước đến nay thay đổi như thế nào?

Hiện nay căn cứ theo Điều 11 Luật Luật sư 2006 có hiệu lực từ 01/01/2007, điều kiện để hành nghề luật sư được quy định như sau:

Điều kiện hành nghề luật sư
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.

Theo đó, ngoài việc đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trở thành luật sư thì người muốn hành nghề luật sư còn phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.

*So sánh với giai đoạn từ 01/10/2001 - 30/6/2007 thì căn cứ tại Điều 7 Pháp lệnh luật sư năm 2001, điều kiện để hành nghề luật sư có quy định:

Điều kiện hành nghề luật sư
Người muốn được hành nghề luật sư phải gia nhập một Đoàn luật sư và có Chứng chỉ hành nghề luật sư.

Như vậy, ngoài việc không yêu cầu về tiêu chuẩn đối với luật sư thì điều kiện hành nghề luật sư cũng không có sự khác biệt so với quy định hiện hành, người muốn hành nghề cũng sẽ phải gia nhập một Đoàn luật sư và có Chứng chỉ hành nghề luật sư.

Bên cạnh đó, tại Điều 8 Pháp lệnh luật sư năm 2001 có yêu cầu về điều kiện để gia nhập Đoàn luật sư như sau:

- Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;

- Có trình độ đại học luật;

- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài được pháp luật Việt Nam công nhận, trừ trường hợp được miễn;

- Có phẩm chất đạo đức tốt;

- Không phải là cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

* Vào giai đoạn trước ngày 01/10/2001 thì tại Pháp lệnh Tổ chức luật sư năm 1987 chưa đề cập về điều kiện hành nghề luật sư, văn bản này quy định để làm luật sư phải được gia nhập Đoàn luật sư và người muốn gia nhập Đoàn luật sư thì phải đáp ứng đủ các điều kiện theo Điều 11 Pháp lệnh Tổ chức luật sư năm 1987 như sau:

(1)- Là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

(2)- Có phẩm chất, đạo đức tốt;

(3)- Tốt nghiệp đại học pháp lý hoặc có trình độ pháp lý tương đương.

Những người đang công tác tại các cơ quan chuyên trách bảo vệ pháp chế không được gia nhập Đoàn luật sư, trừ những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về pháp lý tại các viện nghiên cứu và các trường thuộc các cơ quan đó.

Việc gia nhập Đoàn luật sư phải được Hội nghị toàn thể Đoàn luật sư thông qua, theo đề nghị của Ban chủ nhiệm.

Như vậy tại Pháp lệnh này không quy định về Chứng chỉ hành nghề luật sư thay vào đó tại Điều 12 Pháp lệnh Tổ chức luật sư năm 1987 yêu cầu tại giai đoạn này người mới được gia nhập Đoàn luật sư phải qua một thời gian tập sự từ 6 tháng đến 2 năm và một kỳ kiểm tra mới được công nhận là luật sư.

Nghị quyết 66
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
Nghị quyết 66/NQ-TW: Nghiên cứu cơ chế có điều kiện cho phép viên chức được hành nghề luật sư, cụ thể thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Nghị quyết 66
10 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào