Nghị quyết 194/2025/QH15 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 có nội dung như thế nào? Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ gì?
Nghị quyết 194/2025/QH15 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 có nội dung như thế nào?
Đã có Nghị quyết 194/2025/QH15 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013, cụ thể có những nội dung như sau:
Điều 1
Quyết định xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 để thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó tập trung vào các quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và việc phân định đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương.
Điều 2
Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 để chủ trì, phối hợp với các cơ quan thực hiện nhiệm vụ xây dựng dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 và trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9.
Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 05 tháng 5 năm 2025.
(Xem chi tiết Nghị quyết 194/2025/QH15 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 tải về)
Nghị quyết 194/2025/QH15 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 có nội dung như thế nào? (Hình từ Internet)
Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 30 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân
...
3. Các Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân; chịu trách nhiệm cá nhân trước Thường trực Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được Thường trực Hội đồng nhân dân phân công; tham gia các phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân, thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân.
Theo đó, Các Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân; chịu trách nhiệm cá nhân trước Thường trực Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được Thường trực Hội đồng nhân dân phân công; tham gia các phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân, thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân.
Khám xét nơi làm việc của đại biểu Hội đồng nhân dân có được hay không?
Theo Điều 31 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:
- Đại biểu Hội đồng nhân dân bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân.
- Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp Hội đồng nhân dân, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân; trường hợp không tham dự kỳ họp, phiên họp thì phải có lý do và phải báo cáo trước với Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân không tham dự các kỳ họp liên tục trong 01 năm mà không có lý do chính đáng thì Thường trực Hội đồng nhân dân phải báo cáo Hội đồng nhân dân để bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân đó.
- Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri nơi mình thực hiện nhiệm vụ đại biểu; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc cử tri; chịu sự giám sát của cử tri.
- Đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện tiếp công dân; tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân theo quy định của pháp luật.
- Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và người đứng đầu cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp.
- Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu, tổ chức phiên họp chuyên đề, phiên họp kín hoặc phiên họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kiến nghị về những vấn đề khác mà đại biểu thấy cần thiết.
- Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.
- Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
- Không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Hội đồng nhân dân, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Hội đồng nhân dân nếu không có sự đồng ý của Hội đồng nhân dân hoặc trong thời gian Hội đồng nhân dân không họp, không có sự đồng ý của Thường trực Hội đồng nhân dân. Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân bị tạm giữ vì phạm tội quả tang thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.
Như vậy không được khám xét nơi làm việc của đại biểu Hội đồng nhân dân nếu không có sự đồng ý của Hội đồng nhân dân hoặc trong thời gian Hội đồng nhân dân không họp, không có sự đồng ý của Thường trực Hội đồng nhân dân.
Nếu đại biểu Hội đồng nhân dân bị tạm giữ vì phạm tội quả tang thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.


- Chính thức quyết định bỏ lương cơ sở 2,34 triệu, triển khai thực hiện thiết kế cơ cấu tiền lương bổ sung 01 khoản tiền cho CBCCVC và LLVT sau 2026, cụ thể ra sao?
- Công văn 1814: Chính thức tinh giản biên chế CBCCVC, cơ cấu lại đồng thời nâng cao chất lượng CBCCVC như thế nào?
- Tiếp nhận cán bộ công chức từ cấp tỉnh, cấp huyện cùng với cán bộ công chức cấp xã để bố trí theo mô hình chính quyền cấp xã mới thì CBCC có thuộc đối tượng áp dụng Nghị định 178 không?
- Thống nhất trường hợp không nâng lương trước khi nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ công chức, cụ thể như thế nào theo Công văn 1814?
- Sửa đổi Nghị định 178: Toàn bộ cán bộ công chức cấp xã không đủ điều kiện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi nếu nghỉ thôi việc thì hưởng những chế độ nào?