Nghị định 97: Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng từ 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau thế nào?
Nghị định 97: Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng từ 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau thế nào?
Theo Điều 4 Nghị định 97/2022/NĐ-CP quy định:
Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau
Người lao động dôi dư quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều 2 Nghị định này được hưởng chính sách như sau:
1. Trợ cấp mất việc làm quy định tại Điều 47 Bộ luật Lao động và khoản 2 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP đối với người lao động trong doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này.
2. Trợ cấp thôi việc quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động và khoản 1 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP đối với người lao động trong doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định này.
Theo đó khi chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ người lao động dôi dư quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều 2 Nghị định 97/2022/NĐ-CP được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau được hưởng chính sách như sau:
- Trợ cấp mất việc làm quy định tại Điều 47 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 2 Điều 8 Nghị định145/2020/NĐ-CP đối với người lao động trong doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định 97/2022/NĐ-CP.
- Trợ cấp thôi việc quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 1 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đối với người lao động trong doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 97/2022/NĐ-CP.
Nghị định 97: Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng từ 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau thế nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại ra sao?
Theo Điều 9 Nghị định 97/2022/NĐ-CP quy định trách nhiệm của doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại như sau:
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách lao động dôi dư đến người lao động trong doanh nghiệp trước và trong quá trình xây dựng phương án sử dụng lao động.
- Xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 Bộ luật Lao động 2019 và quy trình quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 97/2022/NĐ-CP.
- Phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để lấy ý kiến về phương án sử dụng lao động; trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt; công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được phê duyệt.
- Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và thông báo bằng văn bản đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 97/2022/NĐ-CP; giải quyết chế độ cho người lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động; thanh toán, quyết toán kinh phí giải quyết chế độ cho người lao động dôi dư theo quy định của pháp luật.
- Đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết chế độ cho người lao động dôi dư hưởng chính sách quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 3 Nghị định 97/2022/NĐ-CP; đồng thời, cung cấp hồ sơ liên quan đến việc giải quyết chế độ cho người lao động dôi dư theo quy định của cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu tình hình giải quyết chế độ đối với người lao động dôi dư theo quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 97/2022/NĐ-CP trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoàn thành việc giải quyết chế độ đối với người lao động dôi dư.
Tiền lương làm căn cứ tính chế độ thế nào?
Theo Điều 7 Nghị định 97/2022/NĐ-CP quy định tiền lương làm căn cứ tính chế độ như sau:
- Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 97/2022/NĐ-CP là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tính bình quân của 05 năm cuối cùng trước khi nghỉ việc.
- Mức lương tối thiểu tháng tính bình quân quy định tại điểm c khoản 1, điểm b khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều 3 Nghị định 97/2022/NĐ-CP được xác định bằng bình quân của tất cả các mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ quy định tại thời điểm người lao động nghỉ việc.
- Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc quy định tại điểm a khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 3, Điều 4 Nghị định 97/2022/NĐ-CP và tiền lương làm căn cứ tính khoản tiền hỗ trợ quy định tại điểm b khoản 5 Điều 3 Nghị định 97/2022/NĐ-CP gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác để tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc ghi trong hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành.



- Chính thức: CCVC và người lao động nghỉ thôi việc theo Công văn 1767 sẽ được giải quyết việc tự nguyện nghỉ việc khi đáp ứng điều kiện nào?
- Biên chế lại cán bộ công chức cấp xã, cấp huyện khi sáp nhập xã, bỏ huyện thế nào theo Tờ trình 624?
- Nghị định 178: Phải nghỉ việc đối với người làm việc trong chỉ tiêu biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại các hội thì ngân sách chi trả chế độ lấy từ đâu?
- CCVC và người lao động có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi và đáp ứng điều kiện gì thì được giải quyết việc tự nguyện nghỉ việc khi sắp xếp tổ chức bộ máy?
- Chính thức: Số tiền giải quyết chính sách nghỉ thôi việc cho cán bộ công chức tại khu vực Thủ đô được dự toán là trách nhiệm của ai?