Nghị định 85/2023/NĐ-CP sửa đổi trường hợp chấm dứt hợp đồng làm việc đối với người tập sự?
- Nghị định 85/2023/NĐ-CP sửa đổi trường hợp chấm dứt hợp đồng làm việc đối với người tập sự?
- Điều kiện để viên chức ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn theo quy định hiện nay?
- Căn cứ vào đâu để tuyển dụng viên chức được dựa trên căn cứ nào?
- Việc phân loại viên chức được thực hiện dựa trên các tiêu chí nào?
Nghị định 85/2023/NĐ-CP sửa đổi trường hợp chấm dứt hợp đồng làm việc đối với người tập sự?
Căn cứ theo khoản 14 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 07/12/2023 sửa đổi khoản 1 Điều 25 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, quy định về trường hợp chấm dứt hợp đồng làm việc đối với người tập sự như sau:
Chấm dứt hợp đồng làm việc đối với người tập sự
1. Người tập sự bị chấm dứt hợp đồng làm việc và hủy bỏ quyết định tuyển dụng khi không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự hoặc có hành vi vi phạm liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, hoạt động nghề nghiệp đến mức phải xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, so với quy định cũ Nghị định 85/2023/NĐ-CP sửa đổi trường hợp chấm dứt hợp đồng làm việc đối với người tập sự theo đó sửa đổi trường hợp người tập sự bị chấm dứt hợp đồng làm việc và hủy bỏ quyết định tuyển dụng khi thuộc 1 trong 2 trường hợp:
+ Không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự
+ Có hành vi vi phạm liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, hoạt động nghề nghiệp đến mức phải xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
Nghị định 85/2023/NĐ-CP sửa đổi trường hợp chấm dứt hợp đồng làm việc đối với người tập sự?
Điều kiện để viên chức ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 25 Luật Viên chức 2010 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định về các loại hợp đồng làm việc đối với viên chức, cụ thể như sau:
Các loại hợp đồng làm việc
1. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.
Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.
2. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020;
b) Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 của Luật này;
c) Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, điều kiện để viên chức ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn theo quy định hiện nay như sau:
- Người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020;
- Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định;
- Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Căn cứ vào đâu để tuyển dụng viên chức được dựa trên căn cứ nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP có quy định việc tuyển dụng viên chức được dựa trên các căn cứ sau:
- Số lượng người làm việc được giao và số lượng người làm việc chưa sử dụng của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Số lượng người cần tuyển ở từng vị trí việc làm, trong đó xác định các vị trí việc làm thí sinh được đăng ký 02 nguyện vọng. Các vị trí việc làm thí sinh được đăng ký 02 nguyện vọng phải có tiêu chuẩn, điều kiện giống nhau, cùng Hội đồng thi, áp dụng hình thức thi viết (vòng 2) và chung đề thi;
- Số lượng vị trí việc làm cần tuyển đối với người dân tộc thiểu số (nếu có), trong đó xác định rõ chỉ tiêu, cơ cấu dân tộc cần tuyển;
- Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển ở từng vị trí việc làm;
- Hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển;
- Các nội dung khác (nếu có).
Đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 115/2020/NĐ-CP xây dựng và quyết định kế hoạch tuyển dụng theo quy định tại khoản này mà không phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập phê duyệt.
Việc phân loại viên chức được thực hiện dựa trên các tiêu chí nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 115/2020/NĐ-CP có quy định:
Phân loại viên chức
1. Theo chức trách, nhiệm vụ, viên chức được phân loại như sau:
a) Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý;
b) Viên chức không giữ chức vụ quản lý là người chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Theo trình độ đào tạo, viên chức được phân loại như sau:
a) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo tiến sĩ;
b) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo thạc sĩ;
c) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo đại học;
d) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo cao đẳng;
đ) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp.
Như vậy, việc phân loại viên chức sẽ được thực hiện dựa theo chức trách, nhiệm vụ và trình độ đào tạo của viên chức.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?