Nghị định 74/2025/NĐ-CP đã điều chỉnh đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như thế nào?
Nghị định 74/2025/NĐ-CP đã điều chỉnh đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 70/2015/NĐ-CP quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu như sau:
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Quân nhân tham gia bảo hiểm y tế gồm:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang tại ngũ;
b) Hạ sĩ quan, binh sĩ đang tại ngũ.
2. Công an nhân dân tham gia bảo hiểm y tế gồm:
a) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân;
b) Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong lực lượng công an nhân dân;
c) Học viên công an nhân dân hưởng sinh hoạt phí từ ngân sách nhà nước.
3. Người làm công tác cơ yếu tham gia bảo hiểm y tế gồm:
a) Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ;
b) Học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí từ ngân sách nhà nước theo chế độ, chính sách như đối với học viên Quân đội;
c) Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại tổ chức cơ yếu thuộc các Bộ, ngành, địa phương.
Tuy nhiên, quy định trên đã được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 74/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người tham gia bảo hiểm y tế thuộc Bộ Quốc phòng quản lý gồm:
a) Sĩ quan quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp đang tại ngũ;
b) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân đang tại ngũ, học viên quân đội hưởng sinh hoạt phí là người Việt Nam;
c) Học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 03 tháng trở lên chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
d) Học viên quân đội hưởng sinh hoạt phí là người nước ngoài.
2. Người tham gia bảo hiểm y tế thuộc Bộ Công an quản lý gồm:
a) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân;
b) Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong lực lượng công an nhân dân;
c) Học viên công an nhân dân hưởng sinh hoạt phí là người Việt Nam;
d) Học viên công an hưởng sinh hoạt phí là người nước ngoài.
3. Người làm công tác cơ yếu tham gia bảo hiểm y tế gồm:
a) Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ;
b) Học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí là người Việt Nam;
c) Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại tổ chức cơ yếu thuộc các Bộ, ngành, địa phương trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
d) Học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí là người nước ngoài.
4. Dân quân thường trực.
5. Cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ; cơ quan, tổ chức có liên quan đến thực hiện bảo hiểm y tế đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu và Nhân dân quy định tại điểm c khoản 4 Điều 31 của Luật Bảo hiểm y tế.
Theo đó, quy định mới bổ sung thêm một số nhóm đối tượng như học viên đào tạo sĩ quan dự bị, học viên nước ngoài được hưởng sinh hoạt phí và dân quân thường trực mà quy định cũ không đề cập đến.
Ngoài ra, quy định mới còn phân chia rõ ràng giữa các đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quản lý. Trong khi đó, quy định cũ chủ yếu tập trung vào các nhóm đối tượng trong quân đội và công an mà không phân biệt theo bộ quản lý.
Nghị định 74/2025/NĐ-CP đã điều chỉnh đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời gian áp dụng các quy định mới về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế là khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 74/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
...
Do đó, kể từ 01 tháng 7 năm 2025, các quy định mới về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế mới được áp dụng, trước ngày 01/7/2025 vẫn áp dụng các đối tượng theo quy định tại Điều 2 Nghị định 70/2015/NĐ-CP nêu trên.
Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng có thay đổi gì không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 70/2015/NĐ-CP quy định về mức đóng bảo hiểm y tế như sau:
Mức đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng được quy định như sau:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng đối với các đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1; Điểm a Khoản 2; các Điểm a và c Khoản 3 Điều 2 Nghị định này;
b) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 1; các Điểm b và c Khoản 2; Điểm b Khoản 3 Điều 2 Nghị định này.
Và quy định trên được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 74/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 như sau:
Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 4 như sau:
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hoặc mức tham chiếu theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, cụ thể:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a và điểm c khoản 3 Điều 2 Nghị định này;
b) Bằng 4,5% mức tham chiếu đối với đối tượng quy định tại các điểm b, c và d khoản 1, các điểm b, c và d khoản 2, điểm b và d khoản 3, khoản 4 Điều 2 Nghị định này;
c) Bằng 4,5% mức tham chiếu đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a và điểm c khoản 3 Điều 2 Nghị định này khi nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng hoặc khi nghỉ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Theo đó, vẫn giữ nguyên mức đóng 4,5% tiền lương tháng đối với các đối tượng:
- Sĩ quan quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp đang tại ngũ;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân;
- Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ;
- Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại tổ chức cơ yếu thuộc các Bộ, ngành, địa phương trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
Bên cạnh đó, quy định sửa đổi đã thay thế "mức lương cơ sở" bằng "mức tham chiếu" đối với đối tượng là:
- Người tham gia bảo hiểm y tế thuộc Bộ Quốc phòng quản lý:
+ Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân đang tại ngũ, học viên quân đội hưởng sinh hoạt phí là người Việt Nam;
+ Học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 03 tháng trở lên chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
+ Học viên quân đội hưởng sinh hoạt phí là người nước ngoài.
- Người tham gia bảo hiểm y tế thuộc Bộ Công an quản lý:
+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong lực lượng công an nhân dân;
+ Học viên công an nhân dân hưởng sinh hoạt phí là người Việt Nam;
+ Học viên công an hưởng sinh hoạt phí là người nước ngoài.
- Người làm công tác cơ yếu tham gia bảo hiểm y tế:
+ Học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí là người Việt Nam;
+ Học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí là người nước ngoài.
- Dân quân thường trực.
Ngoài ra, quy định sửa đổi cũng bổ sung điều kiện cho những người nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau hoặc thai sản từ 14 ngày trở lên trong tháng.


- Tăng tiền nghỉ hưu trước tuổi CBCCVC thời gian công tác còn trên 5 năm đến đủ 10 năm so với tuổi nghỉ hưu thế nào theo Nghị quyết 01?
- Tăng tiền nghỉ thôi việc cho cán bộ công chức, người làm việc tại các hội, viên chức và người lao động thế nào theo Nghị quyết 01?
- Sĩ quan còn trên 05 năm đến đủ 10 năm hết hạn tuổi phục vụ cao nhất được tính tiền nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 ra sao tại đề xuất mới nhất?
- Chính thức 02 lý do bãi bỏ mức lương cơ sở theo Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, cụ thể thế nào?
- Sửa đổi Nghị định 178: Cán bộ công chức cấp xã, cấp huyện không hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi trong trường hợp đã hưởng chính sách nào?