Nghị định 178 thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy: Chính sách, chế độ đối với lực lượng vũ trang như thế nào?

Chính sách, chế độ đối với lực lượng vũ trang trong qua trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị định 178 như thế nào?

Nghị định 178 thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy: Chính sách, chế độ đối với lực lượng vũ trang như thế nào?

Mới >> Nghị định 178 về nghỉ hưu trước tuổi áp dụng cho đối tượng nào?

>> Chính thức mức tăng lương hưu 15% trong năm 2025 áp dụng cho cán bộ công chức viên chức

>> Cải cách tiền lương cho 02 đối tượng CBCCVC chính thức áp dụng 02 bảng lương chức vụ và bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ

>> Thưởng Tết 2025 của cán bộ công chức viên chức theo Nghị định 73 2024 có đóng thuế TNCN không?

Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Chính sách, chế độ đối với đối tượng thuộc lực lượng vũ trang trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy
1. Đối tượng quy định tại điểm d, điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 Nghị định này được thực hiện chính sách như đối với cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 và Điều 14 Nghị định này.
2. Tuổi nghỉ hưu để tính hưởng chính sách, chế độ đối với từng đối tượng thuộc lực lượng vũ trang như sau:
a) Đối với sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam thì tuổi nghỉ hưu thực hiện theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và các văn bản hướng dẫn.
b) Đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thì tuổi nghỉ hưu thực hiện theo quy định của Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng và các văn bản hướng dẫn.
c) Đối với sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương và công nhân công an thì tuổi nghỉ hưu thực hiện theo quy định của Luật Công an nhân dân và các văn bản hướng dẫn.
d) Đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu; lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân, thì tuổi nghỉ hưu thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định số 135/2020/NĐ-CP.

Theo Nghị định 178 thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, các chính sách, chế độ đối với lực lượng vũ trang trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy như sau:

- Thực hiện chính sách như đối với cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng gồm: Chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi; Chính sách đối với cán bộ được kéo dài thời gian công tác; Chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức; Chính sách nghỉ thôi việc đối với viên chức và người lao động; Chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc được bầu cử, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thấp hơn do sắp xếp tổ chức bộ máy; Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp.

Các chính sách trên áp dụng cho đối tượng sau:

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân;

+ Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

- Tuổi nghỉ hưu để tính hưởng chính sách, chế độ đối với từng đối tượng thuộc lực lượng vũ trang như sau:

+ Đối với sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam thì tuổi nghỉ hưu thực hiện theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 và các văn bản hướng dẫn.

+ Đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thì tuổi nghỉ hưu thực hiện theo quy định của Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 và các văn bản hướng dẫn.

+ Đối với sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương và công nhân công an thì tuổi nghỉ hưu thực hiện theo quy định của Luật Công an nhân dân 2018 và các văn bản hướng dẫn.

+ Đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu; lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân, thì tuổi nghỉ hưu thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014Nghị định 135/2020/NĐ-CP.

>> Cập nhật lộ trình mới về cải cách tiền lương sắp tới: CHI TIẾT

Nghị định 178 thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Nghị định 178 thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy: Chính sách, chế độ đối với lực lượng vũ trang như thế nào? (Hình từ Internet)

Lực lượng vũ trang gồm mấy thành phần?

Căn cứ theo Điều 23 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:

Thành phần, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân
1. Lực lượng vũ trang nhân dân gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ.
2. Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, Đảng và Nhà nước; có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

Theo đó, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm 03 thành phần sau:

- Quân đội nhân dân.

- Công an nhân dân.

- Dân quân tự vệ.

Lực lượng vũ trang nhân dân hoạt động theo nguyên tắc gì?

Căn cứ theo Điều 24 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:

Nguyên tắc hoạt động và trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân
1. Hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ.
2. Trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân được quy định như sau:
a) Trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thực hiện theo lệnh của Chủ tịch nước và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Trong thi hành lệnh thiết quân luật, giới nghiêm thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Trong tình trạng khẩn cấp do thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp và quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Khi tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới thực hiện theo quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh;
e) Khi xảy ra tình huống phức tạp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống tội phạm; tham gia phòng, chống, khắc phục sự cố, thiên tai, dịch bệnh, việc sử dụng lực lượng vũ trang do Chính phủ quy định.

Theo đó, nguyên tắc hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân như sau:

- Phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

- Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ.

Sắp xếp tổ chức bộ máy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy có hiệu lực: Số lượng cán bộ công chức viên chức ở các cơ quan, tổ chức đơn vị trong hệ thống chính trị sau sắp xếp theo đúng quy định chậm nhất là khi nào?
Lao động tiền lương
Công thức tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc khi tinh gọn bộ máy đối với cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã ra sao?
Lao động tiền lương
Nghị định 178 thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy: Chính sách, chế độ đối với lực lượng vũ trang như thế nào?
Lao động tiền lương
Tinh gọn bộ máy theo Nghị định 178 2024: Tỷ lệ CBCCVC được nâng lương vượt 01 bậc nằm trong tỷ lệ không quá 10% tổng số CBCCVC được nâng bậc lương trước thời hạn, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Nghị định 178 quy định quân nhân chuyên nghiệp chưa xem xét nghỉ việc trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Công văn 31 thực hiện Nghị định 178 của Chính phủ đề ra nhiệm vụ nhằm triển khai chính sách đối với CBCCVC và LLVT trong sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị hiệu quả, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Đã có chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ công chức viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy như thế nào?
Lao động tiền lương
Đã có Thông tư 01 2025 hướng dẫn thực hiện chính sách chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đối với CBCCVC và người lao động tại Nghị định 178?
Lao động tiền lương
Toàn bộ 09 chính sách theo Nghị định 178 về sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị đối với CBCCVC và LLVT, đó là chính sách gì?
Lao động tiền lương
Thống nhất nâng lương vượt bậc theo Nghị định 178 về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị cho CBCCVC tăng cường đi công tác ở cơ sở, cụ thể ra sao?
Đi đến trang Tìm kiếm - Sắp xếp tổ chức bộ máy
260 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào