Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là ngày mấy? Vào ngày 3 tháng 2 NLĐ có được nghỉ theo quy định nghĩ lễ, tết của Bộ luật lao động không?
Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là ngày mấy?
Từ ngày 3 đến 7/2/1930, tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc), dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam là Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, thành một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam, với mục tiêu lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam tiến hành giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Hội nghị đã thông qua các văn kiện gồm: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và Lời kêu gọi của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam gửi đến công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh và tất cả đồng bào bị áp bức, bóc lột nhân dịp thành lập Đảng.
Đây được xem là một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam. Cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Đảng (9/1960) đã quyết định ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là ngày 03/02.
Như vậy, ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là ngày 03/02/1930 và ngày 03/02 hằng năm là ngày kỉ niệm thành lập Đảng.
Bên cạnh đó, căn cứ vào Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP có quy định về các ngày lễ lớn như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, theo như quy định trên thì ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được xem là ngày lễ lớn của nước ta.
Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là ngày mấy? (Hình từ Internet)
Vào ngày 3 tháng 2 người lao động có được nghỉ theo quy định nghỉ lễ, tết của Bộ luật lao động không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết cụ thể như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, người lao động sẽ chỉ được nghỉ vào các ngày:
- Tết Dương lịch
- Tết Âm lịch
- Ngày Chiến thắng
- Ngày Quốc tế lao động
- Quốc khánh
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Như vậy, vào ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam thì người lao động không được nghỉ.
Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
Căn cứ vào khoản 5 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng năm như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Như vậy, theo như quy định trên thì khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định của pháp luật.










- Chính thức: Hồ sơ hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178, nghỉ thôi việc mới nhất tại Công văn 1767 năm 2025 gồm giấy tờ nào?
- Tiếp tục áp dụng mức tăng lương hưu hơn 15% trong năm 2025, mức tăng lương hưu mới được đề xuất khi tình hình kinh tế xã hội thuận lợi hơn có đúng không?
- Danh sách cán bộ công chức nghỉ tinh giản biên chế tại khu vực Hà Nội được các cơ quan, tổ chức thực hiện như thế nào cho đến cuối năm nay?
- Đồng ý tăng lương cho cán bộ công chức, viên chức với mức trích bằng bao nhiêu lần của quỹ lương cơ bản tại khu vực Thủ đô?
- Quyết định mức lương mới thay thế khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu đồng là mức lương cơ bản chiếm 70% tổng quỹ lương đồng thời đảm bảo không thấp hơn mức lương hiện hưởng, cụ thể thế nào?