Ngày Sức khỏe Thế giới 2025 kỷ niệm bao nhiêu năm? Nguồn gốc của ngày Sức khỏe Thế giới như thế nào? Tiêu chuẩn đạo đức bác sĩ được quy định như thế nào?
Ngày Sức khỏe Thế giới 2025 kỷ niệm bao nhiêu năm? Nguồn gốc của ngày Sức khỏe Thế giới như thế nào?
Ngày Sức khỏe Thế giới 2025 kỷ niệm bao nhiêu năm?
Ngày Sức khỏe Thế giới (tiếng Anh: World Health Day) là một trong những ngày lễ quốc tế có ý nghĩa sâu sắc, được tổ chức hàng năm vào ngày 7 tháng 4. Năm 2025, sự kiện này đánh dấu kỷ niệm 77 năm kể từ khi thành lập Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) – cơ quan y tế cấp cao nhất của Liên Hợp Quốc, đồng thời cũng là lần thứ 75 ngày Sức khỏe Thế giới được tổ chức trên toàn cầu.
Nguồn gốc của Ngày Sức khỏe Thế giới
Ngày Sức khỏe Thế giới-World Health Day bắt nguồn từ sự kiện thành lập Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization - WHO) vào ngày 7 tháng 4 năm 1948. Đây là một trong những tổ chức chuyên môn đầu tiên của Liên Hợp Quốc, được thành lập với mục tiêu nâng cao sức khỏe cho tất cả mọi người trên toàn thế giới.
Năm 1950, WHO chính thức chọn ngày 7/4 hàng năm làm Ngày Sức khỏe Thế giới. Từ đó đến nay, ngày này trở thành một dịp quốc tế quan trọng để nâng cao nhận thức cộng đồng về các vấn đề sức khỏe, cổ vũ cho những hành động bảo vệ sức khỏe con người và kêu gọi sự quan tâm từ các chính phủ, tổ chức, cá nhân trong việc chăm lo cho đời sống y tế cộng đồng.
Ngày Sức khỏe Thế giới 2025 có gì đặc biệt?
Năm 2025 là lần thứ 75 tổ chức ngày Sức khỏe Thế giới kể từ năm 1950 – một cột mốc quan trọng đánh dấu quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ của WHO trong việc cải thiện hệ thống y tế toàn cầu.
Hàng năm, WHO sẽ chọn một chủ đề cụ thể để hướng sự chú ý của toàn cầu vào một vấn đề sức khỏe nổi bật, như: sức khỏe tâm thần, bảo hiểm y tế toàn dân, biến đổi khí hậu, thực phẩm an toàn, ô nhiễm không khí, hoặc kháng kháng sinh… Mỗi chủ đề đều đi kèm với các chiến dịch truyền thông, các hoạt động cộng đồng và hành động cụ thể để khơi dậy sự thay đổi tích cực trong nhận thức và hành vi.
Chủ đề Ngày Sức khỏe Thế giới 2025 sẽ được WHO công bố trong thời gian tới, hứa hẹn sẽ tiếp tục lan tỏa những thông điệp quan trọng tới cộng đồng quốc tế, trong bối cảnh toàn cầu đang ngày càng quan tâm đến y tế dự phòng và sức khỏe cộng đồng sau đại dịch.
Thông tin trên mang tính chất tham khảo.
Ngày Sức khỏe Thế giới 2025 kỷ niệm bao nhiêu năm? Nguồn gốc của ngày Sức khỏe Thế giới như thế nào? Tiêu chuẩn đạo đức bác sĩ được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn đạo đức bác sĩ được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV quy định tiêu chuẩn đạo đức bác sĩ như sau:
- Tận tuỵ phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
- Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế.
- Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật.
- Không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
- Tôn trọng quyền của người bệnh.
- Trung thực, khách quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp.
Cách xếp lương bác sĩ được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV quy định cách xếp lương bác sĩ như sau:
- Các chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ quy định tại Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:
+ Chức danh nghề nghiệp bác sĩ cao cấp (hạng I), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3 (nhóm A3.1), từ hệ số lương từ 6,20 đến hệ số lương 8,00;
+ Chức danh nghề nghiệp bác sĩ chính (hạng II), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương từ 4,40 đến hệ số lương 6,78;
+ Chức danh nghề nghiệp bác sĩ (hạng III), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng (hạng III) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
+ Chức danh nghề nghiệp y sĩ được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
- Việc xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định tại Khoản 1 Điều này đối với viên chức đã được xếp lương vào các ngạch bác sĩ, y sĩ theo quy định tại Quyết định 78/2004/QĐ-BNV ngày 03 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành danh mục các ngạch công chức và ngạch viên chức và Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được thực hiện như sau:
Viên chức đủ điều kiện bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ có hệ số bậc lương bằng ở ngạch cũ thì thực hiện xếp ngang bậc lương và % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) vào chức danh nghề nghiệp mới được bổ nhiệm.
Ví dụ: Bà Nguyễn Thị A đã xếp ngạch bác sĩ (mã số 16.118), bậc 4, hệ số lương 3,33 kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013. Nay đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh bác sĩ y học dự phòng (hạng III) mã số V.08.02.06 thì xếp bậc 4, hệ số lương 3,33 của chức danh bác sĩ y học dự phòng (hạng III) kể từ ngày ký quyết định; thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013.
- Việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức là bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng được thực hiện sau khi đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng quy định tại Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV và thực hiện xếp lương theo hướng dẫn tại Khoản 1 Mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.






- Công văn 1767 về nghỉ hưu trước tuổi: Chốt thời điểm xét hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc cho CCVC và người lao động như thế nào?
- Toàn bộ đối tượng phải nghỉ việc khi tinh giản biên chế theo Công văn 1767 nếu không đáp ứng kết quả thực hiện nhiệm vụ trong mấy năm liên tiếp?
- Bãi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu, mức lương mới thay thế trong bảng lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang theo dự kiến là gì?
- Chính thức tinh giản biên chế cán bộ công chức viên chức theo Nghị định 29 khi thuộc trường hợp nào?
- Chốt: Danh sách cán bộ công chức tự nguyện xin nghỉ tinh giản trình UBND Thành phố Hà Nội vào thời gian nào hàng tháng?