Ngày 11 tháng 7 là ngày gì? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
Ngày 11 tháng 7 là ngày gì?
Ngày 11/7 hằng năm là ngày Dân số Thế giới. Ngày 11 tháng 7 mang ý nghĩa nhằm nâng cao nhận thức của toàn thế giới về các vấn đề dân số toàn cầu. Đây cũng là dịp để nhân loại tự hào về những thành tựu trong lĩnh vực dân số, chăm sóc sức khoẻ, bình đẳng giới, bảo vệ môi trường, cải thiện đời sống, nâng cao chất lượng dân số và tuổi thọ của người dân, góp phần phát triển đất nước.
Căn cứ chỉ tiêu dân số, mật độ dân số (T0102, H0102, X0102) được hướng dẫn tại các Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 05/2023/QĐ-TTg thì dân số tại Việt Nam được định nghĩa như sau: Dân số là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính.
Căn cứ theo Công văn 588/CDS-TTGD năm 2024 của Cục Dân số về nội dung định hướng hoạt động truyền thông hưởng ứng ngày Dân số Thế giới 11/7 có nêu mục đích của hoạt động nhân ngày Dân số Thế giới tại Việt Nam như sau:
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, Chính quyền, sự tham gia phối hợp của ban, ngành, đoàn thể và hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân thực hiện chính sách Dân số.
- Tuyên truyền về những cơ hội, thách thức của dân số toàn cầu, Việt Nam và của thành phố, các nội dung ưu tiên và những nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới.
Xem chi tiết Công văn 588/CDS-TTGD năm 2024: TẢI VỀ
Ngày 11 tháng 7 là ngày gì? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
12 Khẩu hiệu truyền thông nhân ngày Dân số Thế giới là gì?
Căn cứ theo Công văn 588/CDS-TTGD có nêu rõ khẩu hiệu truyền thông nhân ngày 11 tháng 7 năm 2024 như sau:
(1) Dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
(2) Công tác dân số là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân;
(3) Hãy chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn;
(4) Không mang thai ở tuổi vị thành niên vì sức khỏe, hạnh phúc và tương lai của chính bạn;
(5) Nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức;
(6) Hãy để việc sinh con trai hay gái theo quy luật tự nhiên;
(7) Tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn vì hạnh phúc mỗi cá nhân, gia đình, vì sự phồn vinh của đất nước;
(8) Thực hiện việc tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh tật trước sinh, sơ sinh vì tương lai nòi giống Việt;
(9) Không tảo hôn, kết hôn cận huyết thống để bảo vệ giống nòi;
(10) Chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi là truyền thống tốt đẹp của dân tộc;
(11) Gia đình, cộng đồng và toàn xã hội hãy chung tay chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi;
(12) Nâng cao chất lượng dân số để phát triển đất nước nhanh và bền vững.
Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày 11 tháng 7 hay không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên, người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 06 dịp lễ, tết trong năm là:
- Tết Dương lịch;
- Tết Âm lịch;
- Ngày Chiến thắng;
- Ngày Quốc tế lao động;
- Quốc khánh;
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Bên cạnh đó, ngoài những dịp lễ, tết này, người lao động có thể nghỉ hưởng nguyên lương vào những ngày lễ khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
...
Và tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
...
Như vậy, ngày 11 tháng 7 không phải ngày nghỉ lễ do Nhà nước quy định do đó người lao động sẽ không được nghỉ nếu như không trùng với ngày nghỉ hằng tuần.
Tuy nhiên, người lao động nếu có nhu cầu nghỉ vào ngày 11 tháng 7 thì có thể làm đơn xin nghỉ phép năm hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương. Ngoài ra, còn tùy vào chính sách công ty mà có thể NLĐ được nghỉ hoặc được về sớm vào ngày 11 tháng 7.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?