Ngày 10 tháng 10 có những sự kiện gì? Đây có phải ngày nghỉ của người lao động không?
Ngày 10 tháng 10 có những sự kiện gì?
Ngày 10 tháng 10 là một ngày có nhiều ý nghĩa quan trọng tại Việt Nam, đặc biệt là đối với người dân Hà Nội. Trước hết, đây là Ngày Giải phóng Thủ đô, kỷ niệm sự kiện lịch sử vào năm 1954 khi Hà Nội được giải phóng khỏi sự chiếm đóng của thực dân Pháp. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam, mở ra một trang mới cho sự phát triển của Thủ đô và cả nước.
Ngoài ra, ngày 10 tháng 10 còn là Ngày truyền thống Luật sư Việt Nam, nhằm tôn vinh nghề luật sư và những đóng góp của họ cho xã hội. Đây là dịp để nhìn lại và ghi nhận những nỗ lực của các luật sư trong việc bảo vệ công lý và quyền lợi của người dân.
Không chỉ dừng lại ở đó, ngày 10 tháng 10 còn được chọn là Ngày Chuyển đổi số quốc gia, nhằm khuyến khích và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Đây là một bước đi quan trọng trong việc hiện đại hóa đất nước, nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển kinh tế số.
Cuối cùng, ngày 10 tháng 10 cũng là Tết Trùng Thập, một ngày lễ truyền thống trong văn hóa dân gian Việt Nam. Tết Trùng Thập là dịp để người dân cầu mong may mắn, bình an và hạnh phúc cho gia đình và bản thân.
Như vậy, ngày 10 tháng 10 không chỉ mang ý nghĩa lịch sử mà còn là dịp để tôn vinh nhiều giá trị văn hóa, xã hội quan trọng của Việt Nam.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Xem thêm:
Lịch bắn pháo hoa 10 10 Kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô
Năm 2024 kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày Giải phóng Thủ đô?
Chủ đề kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Khẩu hiệu chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô có những sự kiện gì?
10 10 có bắn pháo hoa Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô không?
10 tháng 10 là ngày gì? Đây có phải ngày nghỉ của người lao động không?
Người lao động có được nghỉ làm vào ngày 10 tháng 10 (Ngày Giải phóng Thủ đô) không?
Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
...
Theo đó, ngày 10 tháng 10 (Ngày Giải phóng Thủ đô) không thuộc một trong các ngày lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương theo Bộ luật Lao động 2019.
Tuy nhiên, người lao động có thể nghỉ làm vào ngày 10 tháng 10 trong các trường hợp sau đây:
- Nghỉ hằng tuần:
Căn cứ theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ làm nếu ngày 10 tháng 10 rơi vào ngày nghỉ hằng tuần theo quy định của công ty. Ngày 10 tháng 10 rơi vào ngày thứ năm trong tuần. Như vậy, nếu thứ năm là ngày nghỉ hằng tuần của công ty thì người lao động sẽ được nghỉ làm vào ngày này.
- Nghỉ hằng năm:
Căn cứ theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có thể chủ động xin nghỉ làm theo diện phép năm vào ngày 10 tháng 10.
- Nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không lương:
Căn cứ theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có thể nghỉ làm theo trường hợp nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương vào ngày 10 tháng 10.
Như vậy, người lao động có thể nghỉ làm vào ngày 10 tháng 10 thu trong các trường hợp sau đây:
- Nghỉ hằng tuần, nếu ngày 10 tháng 10 rơi vào ngày nghỉ hằng tuần của công ty;
- Nghỉ theo diện phép năm;
- Nghỉ việc riêng;
- Nghỉ không hưởng lương.
Khi làm thêm giờ vào ban đêm trong ngày lễ thì người lao động sẽ nhận được mức lương như thế nào?
Tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, khi làm việc vào ngày lễ, người lao động sẽ được trả với mức lương ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ được hưởng.
Ngoài ra, nếu người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường. Đồng thời, nếu người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ngày nghỉ lễ.
Do đó, nếu đi làm thêm giờ vào ban đêm trong ngày lễ, người lao động sẽ nhận được mức lương: 100% lương của ngày làm việc bình thường + 300% tiền lương ngày lễ + 30% lương làm việc vào ban đêm + 60% lương làm thêm giờ vào ban đêm.
Như vậy, người lao động sẽ nhận được ít nhất 490% lương.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Chính thức quy định mức tăng lương hưu cho toàn bộ đội ngũ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?
- Lương hưu chính thức không điều chỉnh tăng trong 06 tháng cuối năm 2025 cho người lao động đúng không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?