Ngành công nghệ hóa nhuộm hệ cao đẳng là ngành gì? Ra trường có thể làm những công việc nào?
Pháp luật giới thiệu về ngành công nghệ hóa nhuộm hệ cao đẳng như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Chương 11 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành/nghề: công nghệ hóa nhuộm (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 45/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Công nghệ hóa nhuộm trình độ cao đẳng là ngành, nghề chuyên thực hiện quá trình gia công tạo màu cho các loại nguyên liệu dệt: vải, xơ, sợi từ dạng mộc ra sản phẩm đạt năng suất, chất lượng, theo yêu cầu của khách hàng, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam..
Người làm nghề "Công nghệ hóa nhuộm" thường làm việc tại các doanh nghiệp, nhà máy hoặc phân xưởng nhuộm; trong điều kiện tiếp xúc với các hóa chất, thuốc nhuộm. Để thực hiện công việc, cần đảm bảo các điều kiện về môi trường làm việc như: có hệ thống thiết bị, dụng cụ phù hợp với tiêu chuẩn của từng công việc của nghề; các phần mềm quản trị; hệ thống thông tin liên lạc; các quy định nội bộ về chuẩn cung cấp dịch vụ và quản lý trong doanh nghiệp.
Người lao động ngoài việc có đủ sức khoẻ đáp ứng yêu cầu của nghề; phải rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên học tập kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng với vị trí công việc được giao. Bên cạnh đó, người lao động cần phải học tập để có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề nghiệp cho bản thân và cộng đồng.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).
Như vậy, tại quy định trên pháp luật đã giới thiệu về ngành công nghệ hoá nhuộm hệ cao đẳng đây được xem là ngành, nghề chuyên thực hiện quá trình gia công tạo màu cho các loại nguyên liệu dệt: vải, xơ, sợi từ dạng mộc ra sản phẩm đạt năng suất, chất lượng, theo yêu cầu của khách hàng.
Ngành công nghệ hóa nhuộm hệ cao đẳng (Hình từ Internet)
Sau khi học xong ngành công nghệ hóa nhuộm hệ cao đẳng cần nắm được những kiến thức và kỹ năng nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục A Chương 11 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 45/2018/TT-BLĐTBXH có quy định về kiến thức như sau:
2. Kiến thức:
- Trình bày được các kiến thức về vẽ kỹ thuật, kỹ thuật điện - điện tử, cơ học ứng dụng, hóa học vô cơ và hữu cơ; an toàn lao động và môi trường... để thực hiện các công việc của nghề Công nghệ hóa nhuộm;
- Giải thích được đặc điểm, tính chất các loại xơ, sợi, vải sử dụng trong quá trình nhuộm, in và hoàn tất sản phẩm;
- Phân tích được tính chất của các loại hóa chất, chất trợ, thuốc nhuộm sử dụng trong các công đoạn tiền xử lý, nhuộm, in, xử lý hoàn tất sản phẩm hóa nhuộm;
- Giải thích được các thí nghiệm hóa nhuộm để xây dựng đơn hàng gia công hóa nhuộm;
- Phân tích được các công nghệ cơ bản của hóa nhuộm như tiền xử lý, nhuộm, in và hoàn tất sản phẩm, xử lý vải để trắng;
- Phân tích được các phương pháp kiểm tra chất lượng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng và đơn hàng gia công;
- Giải thích được các phương pháp, nguyên tắc quản lý định mức; giám sát kế hoạch; đánh giá các quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của nghề;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Chương 11 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 45/2018/TT-BLĐTBXH có quy định về kỹ năng như sau:
3. Kỹ năng:
- Thực hiện thành thạo các quy trình công nghệ hóa nhuộm cơ bản từ tiền xử lý, nhuộm, in, đến khi xử lý hoàn tất để hoàn thiện sản phẩm;
- Thực hiện được các thí nghiệm hóa nhuộm để phân tích mặt hàng và thiết kế đơn công nghệ phù hợp với mặt hàng gia công;
- Vận hành các thiết bị công nghệ như tiền xử lý, nhuộm, in, xử lý hoàn tất; thiết bị kiểm tra chất lượng sản phẩm; nhận dạng các lỗi sai hỏng sản phẩm và xử lý các sự cố công nghệ trong quá trình sản xuất;
- Kiểm tra, đánh giá được các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất và sau khi sản xuất hóa nhuộm;
- Tính toán định mức, điều tiết kế hoạch sản xuất trong từng công đoạn; đảm bảo an toàn vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ trong quá trình sản xuất;
- Truyền đạt hiệu quả các thông tin ý tưởng, giải pháp tới người khác để thực hiện các nhiệm vụ, công việc của nghề hóa nhuộm;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật hoá nhuộm hệ cao đẳng người học phải trang bị được các kiến thức nền tảng và kỹ năng chuyên ngành này về cách vận dành, sử dụng, phân tích và đánh giá để có thể tìm kiếm và mở rộng cơ hội cho chính mình trong tương lai.
Học ngành công nghệ hóa nhuộm hệ cao đẳng ra trường sẽ làm được những vị trí nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Chương 11 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 45/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
5. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Thí nghiệm hóa nhuộm;
- Tổ chức quá trình tiền xử lý cho xơ (top), sợi, vải;
- Nhuộm màu cho xơ (top) và sợi; vải dệt kim, vải dệt thoi;
- Xử lý vải để trắng;
- In mẫu hoa văn trên vải trắng hoặc vải màu;
- Xử lý hoàn tất vải dệt thoi, vải dệt kim;
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm tại các công đoạn hóa nhuộm;
- Quản lý định mức nguyên nhiên liệu, định mức lao động;
- Xây dựng các kế hoạch sản xuất hóa nhuộm.
Sau khi tốt nghiệp người học đã có được nền tảng kiến thức vững, các kỹ năng cần thiết và có năng lực thì người học có thể đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề nêu trên tại các doanh nghiệp, nhà máy hoặc phân xưởng nhuộm; trong điều kiện tiếp xúc với các hóa chất, thuốc nhuộm.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?