Năm 2023, Ban Chỉ đạo cấp quốc gia trong kỳ thi tốt nghiệp THPT gồm những ai?
Ai có thẩm quyền thành lập ra Ban Chỉ đạo cấp quốc gia?
Căn cứ theo Điều 56 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT có quy định về trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
Trách nhiệm của Bộ GDĐT
1. Chỉ đạo tổ chức kỳ thi; quyết định phương án xử lý các trường hợp đặc biệt do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh và các tình huống bất thường khác.
2. Thành lập Ban Chỉ đạo cấp quốc gia để chỉ đạo tổ chức kỳ thi.
3. Chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chế thi.
4. Xây dựng đề thi cho kỳ thi hằng năm.
5. Đối sánh kết quả thi và điểm trung bình cả năm lớp 12 của thí sinh lớp 12 trong năm tổ chức thi.
Như vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền trong việc thành lập ra Ban chỉ đạo cấp quốc gia trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
Ban Chỉ đạo cấp quốc gia trong kỳ thi tốt nghiệp THPT gồm những ai?
Ban Chỉ đạo cấp quốc gia trong kỳ thi tốt nghiệp THPT gồm những ai?
Căn cứ theo Điều 6 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
Ban Chỉ đạo cấp quốc gia
1. Bộ trưởng Bộ GDĐT thành lập Ban Chỉ đạo cấp quốc gia, gồm:
a) Trưởng ban là Thứ trưởng Bộ GDĐT;
b) Các Phó Trưởng ban là lãnh đạo các đơn vị chức năng liên quan thuộc Bộ GDĐT; trong đó, Phó Trưởng ban thường trực là Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (QLCL) hoặc Phó Cục trưởng Cục QLCL trong trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định;
c) Các ủy viên là lãnh đạo một số đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT, lãnh đạo một số đơn vị liên quan thuộc Bộ Công an, Bộ Y tế và Thanh tra Chính phủ.
...
Theo đó, cơ cấu của Ban Chỉ đạo cấp quốc gia trong kỳ thi tốt nghiệp THPT bao gồm những người sau đây:
- Thứ trưởng Bộ GDĐT: trưởng ban
- Lãnh đạo các đơn vị chức năng liên quan thuộc Bộ GDĐT: phó ban
- Lãnh đạo một số đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT, lãnh đạo một số đơn vị liên quan thuộc Bộ Công an, Bộ Y tế và Thanh tra Chính phủ: uỷ viên
Ban Chỉ đạo cấp quốc gia có nhiệm vụ quyền hạn gì trong kỳ thi tốt nghiệp THPT?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ quyền hạn cấp quốc gia như sau:
Ban Chỉ đạo cấp quốc gia
...
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo cấp quốc gia:
a) Giúp Bộ trưởng Bộ GDĐT: Chỉ đạo và tổ chức triển khai kế hoạch tổ chức kỳ thi trên toàn quốc; công tác ra đề thi, giao nhận và in sao đề thi, quyết định các tình huống đặc biệt liên quan tới công tác đề thi; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo cấp tỉnh) và các Hội đồng thi; xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thi; báo cáo Bộ trưởng Bộ GDĐT và các cấp có thẩm quyền về tình hình tổ chức kỳ thi;
b) Thành lập Tổ Thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo cấp quốc gia; Tổ trưởng Tổ Thư ký do một ủy viên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia kiêm nhiệm; các thư ký là công chức, viên chức các đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT và Bộ Công an;
c) Thành lập Tổ Vận chuyển và bàn giao đề thi để tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển và bàn giao các túi đề thi gốc đã niêm phong từ Hội đồng ra đề thi cho các Hội đồng thi; Tổ trưởng Tổ Vận chuyển và bàn giao đề thi do một ủy viên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia kiêm nhiệm; thành viên là công chức, viên chức các đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT và Bộ Công an;
d) Tùy theo mức độ vi phạm Quy chế thi được phát hiện trong kỳ thi để quyết định hình thức xử lý phù hợp (trong trường hợp đặc biệt, trình Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định): Đình chỉ tạm thời hoạt động thi hoặc tổ chức thi lại tại một số Hội đồng thi hoặc trong cả nước; đình chỉ hoạt động, đề nghị xử lý kỷ luật đối với lãnh đạo Hội đồng thi vi phạm Quy chế thi;
đ) Đề xuất Bộ trưởng Bộ GDĐT thành lập Hội đồng chấm thẩm định và các đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo cấp quốc gia.
...
Như vậy, Ban Chỉ đạo cấp quốc gia trong kỳ thi tốt nghiệp THPT có những nhiệm vụ như thực hiện các công việc giúp Bộ trưởng Bộ GDĐT, thành lập các Tổ để triển khai công việc và một số nhiệm vụ quyền hạn nêu trên.
Bên cạnh đó, uỷ viên của Ban Chỉ đạo cấp quốc gia có nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT như sau:
Ban Chỉ đạo cấp quốc gia
...
3. Trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia:
a) Trưởng ban quyết định tổ chức thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo cấp quốc gia theo quy định của Quy chế này;
b) Các Phó Trưởng ban, ủy viên và thư ký chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy nhiệm của Trưởng ban.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?