Muốn trở thành bác sĩ tại bệnh viện công lập cần bằng cấp nào?
Muốn trở thành bác sĩ tại bệnh viện công lập cần bằng cấp nào?
Căn cứ theo Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV, điều kiện trở thành bác sĩ tại bệnh viện công lập được quy định như sau:
Chức danh nghề nghiệp | Bằng cấp, chứng chỉ |
Bác sĩ cao cấp (hạng 1) (khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 03/2022/TT-BYT) | - Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp 2 hoặc tiến sĩ nhóm ngành Y học (trừ ngành y học dự phòng); bác sĩ chuyên khoa cấp 2 hoặc tiến sĩ ngành Răng - Hàm - Mặt. - Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ - Hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. |
Bác sĩ chính (hạng 2) (khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 03/2022/TT-BYT) | - Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp 1 hoặc tiến sĩ nhóm ngành Y học (trừ ngành y học dự phòng); bác sĩ chuyên khoa cấp 1 hoặc tiến sĩ ngành Răng - Hàm - Mặt. - Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ - Hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. |
Bác sĩ (hạng 3) (khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 03/2022/TT-BYT) | - Tốt nghiệp bác sĩ nhóm ngành Y học (trừ ngành Y học dự phòng); bác sĩ ngành Răng - Hàm - Mặt. - Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, |
Ngoài điều kiện về bằng cấp, để trở thành bác sĩ làm việc tại các bệnh viện công lập thì cần phải đáp ứng các điều kiện khác tại Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV như:
- Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp.
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
- Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao.
- Các điều kiện khác theo pháp luật có liên quan.
Muốn trở thành bác sĩ tại bệnh viện công lập cần bằng cấp nào?
Bác sĩ làm việc tại bệnh viện công lập phải đáp ứng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV, bác sĩ tại bệnh viện công lập phải đáp ứng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp như sau:
- Tận tuỵ phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
- Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế.
- Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật.
- Không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
- Tôn trọng quyền của người bệnh.
- Trung thực, khách quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp.
Lương bác sĩ tại bệnh viện công lập bao nhiêu một tháng năm 2023?
Theo quy định tại Điều 13 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV cụ thể như:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp bác sĩ cao cấp (hạng I), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3 (nhóm A3.1), từ hệ số lương từ 6,20 đến hệ số lương 8,00;
b) Chức danh nghề nghiệp bác sĩ chính (hạng II), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương từ 4,40 đến hệ số lương 6,78;
c) Chức danh nghề nghiệp bác sĩ (hạng III), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng (hạng III) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
d) Chức danh nghề nghiệp y sĩ được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Như vậy, bác sĩ tại bệnh viện công lập được xếp lương theo Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Thông thường, bác sĩ tại bệnh viện công lập được áp dụng hệ số lương bậc 1 của các chức danh bác sĩ, cụ thể như:
- Chức danh nghề nghiệp bác sĩ cao cấp (hạng I): Áp dụng hệ số lương viên chức loại A3 (nhóm A3.1) 6,20.
- Chức danh nghề nghiệp bác sĩ chính (hạng II): Áp dụng hệ số lương viên chức loại A3 (nhóm A3.1) 4,4.
- Chức danh nghề nghiệp bác sĩ (hạng III): Áp dụng hệ số lương viên chức loại A3 (nhóm A3.1) 2,34.
Theo đó, lương bác sĩ tại bệnh viện công lập được xác định như sau:
Chức danh nghề nghiệp | Mức lương (đồng/tháng) |
Bác sĩ cao cấp | 11.520.000 |
Bác sĩ chính | 7.920.000 |
Bác sĩ | 4.212.000 |
Trong đó:
- Mức lương của bác sĩ = Hệ số lương x Mức lương cơ sở.
- Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng (Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Lưu ý: Mức lương trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp theo quy định.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?