Mức lương tối thiểu vùng tại Lạng Sơn là bao nhiêu? Cách xác định ra sao?
Mức lương tối thiểu vùng tại Lạng Sơn hiện nay là bao nhiêu?
Các địa bàn trên tỉnh Lạng Sơn hiện nay đang được áp dụng mức lương tối thiểu vùng dựa theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Từ quy định trên, dẫn chiếu đến Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng ở Lạng Sơn được quy định như sau:
3. Vùng III, gồm các địa bàn:
- Các thành phố trực thuộc tỉnh còn lại (trừ các thành phố trực thuộc tỉnh nêu tại vùng I, vùng II);
...
4. Vùng IV, gồm các địa bàn còn lại./.
Như vậy, tổng hợp lại mức lương tối thiểu của các địa bàn trên tỉnh Lạng Sơn được áp dụng theo mức lương như sau:
- Thành phố Lạng Sơn: 3.640.000 đồng/tháng hoặc 17.500 đồng/giờ
- Các Huyện Bắc Sơn, Huyện Bình Gia, Huyện Cao Lộc, Huyện Chi Lăng, Huyện Đình Lập, Huyện Hữu Lũng, Huyện Lộc Bình, Huyện Tràng Định, Huyện Văn Lãng, Huyện Văn Quan: 3.250.000 đồng/tháng hoặc 15.600 đồng/giờ.
Mức lương tối thiểu vùng tại Lạng Sơn là bao nhiêu? Cách xác định ra sao?
Ai được áp dụng mức lương tối thiểu vùng tại Lạng Sơn?
Căn cứ theo Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về mức lương như sau:
Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
...
Đồng thời, để được áp dụng mức lương tối thiểu vùng khi tham gia lao động, người lao động và người sử dụng lao động phải thuộc các đối tượng sau đây:
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 38/2022/NĐ-CP:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bao gồm:
a) Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
b) Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này.
Như vậy đối với những người không thuộc các đối tượng nêu trên sẽ không chịu sự điều chỉnh cũng như không được áp dụng mức lương tối thiểu khi tham gia lao động tại Lạng Sơn.
Làm thế nào để xác định mức lương tối thiểu vùng tại Lạng Sơn?
Để có thể xác định mức lương tối thiểu vùng tại Lạng Sơn, người sử dụng lao động, người lao động có thể xác định dựa theo quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
Mức lương tối thiểu
...
3.Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:
a) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
b) Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
c) Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
d) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
đ) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
e) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, khi áp dụng hay xác định mức lương tối thiểu vùng ở địa bàn trên tỉnh Lạng Sơn người lao động cần nắm rõ các quy định trên để bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Các địa bàn thuộc tỉnh Lạng Sơn áp dụng nguyên tắc trả lương như thế nào?
Hiện nay chưa có văn bản quy định cụ thể về nguyên tắc trả lương đối với Lạng Sơn. Tuy nhiên, nguyên tắc trả lương được quy định tại Bộ luật Lao động 2019 sẽ áp dụng chung cho cả nước trong đó bao gồm Lạng Sơn, nguyên tắc đã được đề cập cụ thể như sau:
Căn cứ theo Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nguyên tắc trả lương
1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Do đo, người sử dụng lao động tại các địa bàn trên tỉnh Lạng Sơn cần áp dụng nguyên tắc trả lương này để đảm bảo xây dựng mối quan hệ lao động đúng luật nhằm bảo vệ được quyền lợi cho chính mình và người lao động.
Tra cứu nhanh mức lương tối thiểu vùng theo các khu vực cụ thể: TẠI ĐÂY
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?