Mức lương tối thiểu vùng tại Hậu Giang hiện đang là bao nhiêu?
Mức lương tối thiểu được hiểu là mức lương như thế nào?
Căn cứ theo quy định Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có giải thích về mức lương tối thiểu như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
...
Như vậy, mức lương tối thiểu có thể coi là mức lương tối thấp mà người lao động có thể nhận được khi thực hiện công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động thông thường.
Mức lương tối thiểu vùng tại Hậu Giang hiện đang là bao nhiêu?
Đối tượng nào được áp dụng mức lương tối thiểu vùng tại Hậu Giang?
Căn cứ theo Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về mức lương như sau:
Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
...
Đồng thời, người lao động và người sử dụng lao động phải thuộc các đối tượng để được áp dụng mức lương tối thiểu vùng khi tham gia lao động sau đây:
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 38/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bao gồm:
a) Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
b) Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này.
Như vậy đối với những người không thuộc các đối tượng nêu trên sẽ không chịu sự điều chỉnh cũng như không được áp dụng mức lương tối thiểu khi tham gia lao động tại các vùng thuộc tỉnh Hậu Giang .
Hậu Giang hiện đang có mức lương tối thiểu vùng là bao nhiêu?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, mức lương tối thiểu vùng tại Hậu Giang được áp dụng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2022.
Tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP có quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Từ quy định trên dẫn chiếu đến Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP có thể thấy rõ mức lương tối thiểu vùng tại Hậu Giang được quy định như sau:
3. Vùng III, gồm các địa bàn:
- Các thành phố trực thuộc tỉnh còn lại (trừ các thành phố trực thuộc tỉnh nêu tại vùng I, vùng II);
...
4. Vùng IV, gồm các địa bàn còn lại./.
Như vậy, mức lương tối thiểu vùng tại các địa bàn trên tỉnh Hậu Giang được áp dụng theo mức lương như sau:
- Thành phố Vị Thanh, Thành phố Ngã Bảy, Huyện Châu Thành, Huyện Châu Thành A: 3.640.000 đồng/tháng hoặc 17.500 đồng/giờ
- Thị xã Long Mỹ, Huyện Long Mỹ, Huyện Phụng Hiệp, Huyện Vị Thủy: 3.250.000 đồng/tháng hoặc 15.600 đồng/giờ
Cách xác định mức lương tối thiểu vùng tại Hậu Giang như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về xác định mức lương tối thiểu như sau:
Mức lương tối thiểu
…
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
Bên cạnh đó, việc xác định mức lương tối thiểu vùng được quy định cụ thể hơn tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
Mức lương tối thiểu
…
3. Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:
a) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
b) Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
c) Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
d) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
đ) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
e) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, việc áp dụng địa bàn vùng tại Hậu Giang cần đảm bảo xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?