Mức lương hưu thấp nhất từ 01/7/2024 sẽ tính dựa theo mức tham chiếu có đúng không?
Mức lương hưu thấp nhất từ 01/7/2024 sẽ tính dựa theo mức tham chiếu có đúng không?
Theo Nghị quyết 104/2023/QH15, Quốc hội quyết nghị từ ngày 01/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Nghị quyết 27 cũng quy định việc tiến hành bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Đồng thời, theo quy định pháp luật hiện hành trường hợp áp dụng cách tính lương hưu theo Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:
Mức lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Trong đó:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ phụ thuộc vào tiền lương đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng của người lao động và có nhân với hệ số trượt giá (hay hệ số điều chỉnh tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội) tương ứng hàng năm.
Về mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được thực hiện theo quy định tại Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014,Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Lưu ý: Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định bằng mức lương cơ sở.
Theo như phân tích ở trên thì khi cải cách tiền lương sẽ thực hiện bỏ lương cơ sở lúc này mức lương hưu thấp nhất nhận được cũng sẽ thay đổi. Việc thay đổi này theo tinh thần Nghị quyết 27 nhằm bảo đảm đời sống của người hưởng lương và gia đình người hưởng lương, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Vì thế, căn cứ theo Báo cáo 840/BC-UBTVQH15 về tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), có nội dung như sau:
Theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc đánh giá tác động của cải cách tiền lương đối với các quy định của Luật BHXH, trong đó có việc bãi bỏ “mức lương cơ sở”. Chính phủ đã đề xuất (i) Bổ sung quy định về khái niệm “Mức tham chiếu” tại khoản 12 Điều 4 thay cho “mức lương cở sở” để làm căn cứ.
Do đây là nội dung mới được đặt ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm đánh giá tác động, đồng thời tiến hành nghiên cứu xây dựng sau:
- Nghiên cứu xây dựng một số nguyên tắc cụ thể xác định mức tham chiếu để thực hiện từ ngày 01/7/2024 khi cải cách tiền lương cũng như khi Luật có hiệu lực, đúng theo quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết 28-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách BHXH.
- Khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ xảy ra độ chênh lệch lớn giữa lương hưu của người nghỉ hưu và người đang làm việc do tăng lương mới rất cao. Do đó, cần bổ sung quy định “mức tham chiếu” cụ thể này trong dự thảo Luật (dưới dạng nguyên tắc tính vào thời điểm cải cách tiền lương).
Đồng thời theo, Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi có nội dung giải thích về thuật ngữ "mức tham chiếu" như sau:
Mức tham chiếu là mức tiền do Chính phủ quy định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội trong Luật này. Mức tham chiếu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế và phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm xã hội.
Như vậy, khi tiến hành cải cách tiền lương cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến mức hưởng lương hưu thấp nhất.
Nếu dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi được thông qua thì mức hưởng lương hưu thấp nhất sẽ được điều chỉnh dựa theo căn cứ là mức tăng tham chiếu thay vì mức lương cơ sở như trước đây.
Hiện nay chưa có văn bản chính thức về mức điều chỉnh lương hưu, mức tham chiếu trên chỉ mới là đề xuất.
Xem chi tiết Báo cáo 840/BC-UBTVQH15: TẢI VỀ
Xem chi tiết Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi: TẢI VỀ
Xem thêm:
>> Sau 2024, tiếp tục tăng lương tối thiểu vùng khi tăng năng suất lao động của người lao động
>> Đã có bảng phân công nhiệm vụ triển khai cải cách tiền lương 2025 theo Kết luận 83
Mức lương hưu thấp nhất từ 01/7/2024 sẽ tính dựa theo mức tham chiếu có đúng không?
Tuổi nghỉ hưu năm 2024 trong điều kiện bình thường của công chức viên chức là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 46 Luật Viên chức 2010 thì viên chức được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Căn cứ khoản 1 Điều 60 Luật Cán bộ, công chức 2008 thì công chức được nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.
Như vậy hiện nay tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức được thực hiện theo Bộ luật Lao động 2019.
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu có quy định như sau:
Tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường theo khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
1. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
...
Theo đó, từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động sẽ tăng dần theo từng năm, cụ thể:
- Cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028.
- Cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP, lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động theo từng năm được thể hiện bằng bảng sau đây:
Theo đó, năm 2024, tuổi nghỉ hưu của người lao động là:
- Lao động nam: 61 tuổi.
- Lao động nữ: 56 tuổi 4 tháng.
Lưu ý:
- Công chức, viên chức bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Công chức, viên chức có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Cơ quan nào thực hiện chi trả lương hưu?
Căn cứ tại Điều 93 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Cơ quan bảo hiểm xã hội
1. Cơ quan bảo hiểm xã hội là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; thanh tra việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này.
2. Chính phủ quy định cụ thể tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Theo đó, cơ quan bảo hiểm xã hội là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ là nơi chi trả lương hưu cho những đối tượng được hưởng lương hưu.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?