Mức lương của giảng viên cao đẳng được xếp ra sao?
Giảng viên cao đẳng được hưởng phụ cấp ưu đãi với mức bao nhiêu?
Tại tiểu mục 1 Mục II Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC có quy định như sau:
MỨC PHỤ CẤP VÀ CÁCH TÍNH
1. Mức phụ cấp
a) Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, các học viện, trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm và nhà giáo dạy môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh);
b) Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
c) Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa;
d) Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm (đại học, cao đẳng, trung học), trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo và nhà giáo dạy môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề;
đ) Mức phụ cấp 45% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng;
e) Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Việc xác định địa bàn miền núi thực hiện theo quy định của Uỷ ban Dân tộc; địa bàn hải đảo theo thực tế địa lý; địa bàn vùng sâu, vùng xa tuỳ theo đặc điểm của từng địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh hướng dẫn sau khi có ý kiến thống nhất của Liên Bộ.
Theo đó, giảng viên đang trực tiếp giảng dạy trong các trường cao đẳng được hưởng phụ cấp ưu đãi với mức 25%.
Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với giảng viên đang trực tiếp giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm, khoa sư phạm trường cao đẳng
Riêng đối với giảng viên đang trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong trường cao đẳng sẽ được hưởng phụ cấp ưu đãi với mức 45%.
Mức lương của giảng viên cao đẳng được xếp ra sao? (Hình từ Internet)
Bảng lương giảng viên cao đẳng là viên chức được xếp ra sao?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT, giảng viên cao đẳng là viên chức được xếp hạng và hệ số lương cụ thể như sau:
- Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
- Giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
- Giảng viên cao đẳng sư phạm (hạng III) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
Mức lương giảng viên cao đẳng là viên chức sẽ được tính theo công thức:
Lương = Hệ số lương x Mức lương cơ sở
Hiện nay, lương cơ sở là 1.800.000 đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP. Do đó, Bảng lương của giảng viên cao đẳng là viên chức cụ thể như sau:
Lưu ý: Bảng lương trên đây chưa tính đến khoản cộng thêm phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút, phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi và trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội.
Mức lương của giảng viên cao đẳng là người lao động được quy định như thế nào?
Viên chức là giảng viên giảng dạy tại các trường cao đẳng công lập thì được hưởng lương theo các hạng chức danh nghề nghiệp tương ứng với các bảng lương nêu trên.
Còn giảng viên là người lao động ký hợp đồng lao động với các trường cao đẳng công lập (giảng viên hợp đồng lao động) thì không áp dụng các bảng lương nêu trên mà thực hiện chế độ lương, thưởng theo thoả thuận với Hiệu trưởng các trường Cao đẳng và được ghi cụ thể trong hợp đồng lao động.
Khi đó, mức lương của giảng viên hợp đồng có thể cao hoặc thấp hơn mức lương của giảng viên là viên chức cùng giảng dạy ở một trình độ, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng (do Chính phủ quy định) và phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng (do đã qua đào tạo nghề) theo hướng dẫn tại Mục 3 Công văn 1952/BHXH-TST năm 2023.
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.680.000 | 22.500 |
Vùng II | 4.160.000 | 20.000 |
Vùng III | 3.640.000 | 17.500 |
Vùng IV | 3.250.000 | 15.600 |
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?