Mức lương cao nhất của giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng 1 là bao nhiêu?

Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng 1 có mức lương cao nhất là bao nhiêu theo quy định mới?

Mức lương cao nhất của giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng 1 là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 10/2024/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp
Viên chức được xếp lương vào các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
...
5. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp (hạng I) - Mã số: V.09.02.05, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3 nhóm 2 (A3.2), từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55.
6. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp chính (hạng II) - Mã số: V.09.02.06, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
7. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (hạng III) - Mã số: V.09.02.07, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
8. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành (hạng III) - Mã số: V.09.02.08, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.
9. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp (hạng IV) - Mã số: V.09.02.09, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Hệ số lương quy định tại Điều này sẽ được thay thế, áp dụng theo văn bản hướng dẫn của cấp có thẩm quyền quy định về chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thay thế cho Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.

Theo đó, giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng 1 có hệ số lương cao nhất là 7,55.

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV thì tiền lương của giáo viên là viên chức được tính bằng công thức sau:

Tiền lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương.

Theo Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.

Như vậy, giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng 1 có mức lương cao nhất là 17.667.000 đồng/tháng.

Mức lương cao nhất của giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng 1 là bao nhiêu?

Mức lương cao nhất của giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng 1 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Giáo viên giáo dục nghề nghiệp không có bằng tốt nghiệp cao đẳng thì phải có chứng chỉ gì?

Căn cứ theo Điều 54 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định như sau:

Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
1. Nhà giáo dạy trình độ sơ cấp phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp.
2. Nhà giáo dạy lý thuyết chuyên môn trình độ trung cấp phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; nhà giáo dạy thực hành trình độ trung cấp phải có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ trung cấp.
3. Nhà giáo dạy lý thuyết chuyên môn trình độ cao đẳng phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; nhà giáo dạy thực hành trình độ cao đẳng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ cao đẳng.
4. Nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng phải đạt chuẩn của nhà giáo dạy lý thuyết và chuẩn của nhà giáo dạy thực hành theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Nhà giáo không có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc bằng tốt nghiệp đại học sư phạm, đại học sư phạm kỹ thuật thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
6. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề và chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành ở các trình độ; quy định nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Theo đó, giáo viên giáo dục nghề nghiệp không có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, cao đẳng sư phạm kỹ thuật thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

Giáo viên giáo dục nghề nghiệp được ký hợp đồng thỉnh giảng với cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác không?

Căn cứ theo Điều 55 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của nhà giáo
1. Giảng dạy theo mục tiêu, chương trình đào tạo và thực hiện đầy đủ, có chất lượng chương trình đào tạo.
2. Định kỳ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy.
3. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ, quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
4. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
5. Tham gia quản lý và giám sát cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; tham gia công tác Đảng, đoàn thể và các công tác xã hội khác.
6. Được sử dụng các tài liệu, phương tiện, đồ dùng dạy học, thiết bị và cơ sở vật chất của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp để thực hiện nhiệm vụ được giao.
7. Được ký hợp đồng thỉnh giảng với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
8. Được tham gia đóng góp ý kiến về chủ trương, kế hoạch của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp về chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy và các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của nhà giáo.
9. Nhà giáo phải dành thời gian và được cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bố trí thời gian thực tập tại doanh nghiệp để cập nhật, nâng cao kỹ năng thực hành, tiếp cận công nghệ mới theo quy định.
10. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, giáo viên giáo dục nghề nghiệp có quyền được ký hợp đồng thỉnh giảng với cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Thông tư 10/2024/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 10/12/2024.

Giáo viên giáo dục nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mức lương cao nhất của giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng 1 là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Bảng lương mới của giáo viên giáo dục nghề nghiệp là viên chức từ ngày 1/7/2024 như thế nào?
Lao động tiền lương
Hệ số lương của Giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Yêu cầu về trình độ đào tạo của Giáo viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp ra sao?
Lao động tiền lương
Hệ số lương của Giáo viên giáo dục nghề nghiệp chính là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết giảng dạy trình độ nào?
Lao động tiền lương
Nhiệm vụ của giáo viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp là gì?
Lao động tiền lương
Năm 2024 mức lương đối với giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng 1 là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Để trở thành Giáo viên giáo dục nghề nghiệp chính thì phải bồi dưỡng bao nhiêu giáo viên đạt giải trong Hội giảng cấp tỉnh?
Lao động tiền lương
Có yêu cầu năng lực sử dụng ngoại ngữ đối với Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hay không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Giáo viên giáo dục nghề nghiệp
839 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào