Mức lương 10 bậc cấp hàm cơ yếu hiện nay là bao nhiêu?
Đối tượng nào áp dụng bảng lương cấp hàm cơ yếu?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 07/2017/TT-BNV quy định đối tượng áp dụng bảng lương cấp hàm cơ yếu:
Bảng lương cấp hàm cơ yếu
1. Đối tượng áp dụng bảng lương cấp hàm cơ yếu:
a) Những người hiện giữ chức danh lãnh đạo do bổ nhiệm trong tổ chức cơ yếu từ Trưởng ban (hoặc Đội trưởng) cơ yếu đơn vị thuộc Bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ;
b) Trợ lý tham mưu nghiệp vụ được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm theo chức danh, tiêu chuẩn chức danh thuộc các lĩnh vực: Nghiên cứu, quản lý khoa học công nghệ mật mã; nghiệp vụ mật mã; chứng thực số và bảo mật thông tin; an ninh mạng; quản lý mật mã dân sự; sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, cung cấp sản phẩm mật mã; kỹ thuật mật mã; mã dịch mật mã; kiểm định mật mã; tổ chức, kế hoạch, tài chính, tổng hợp, thanh tra, pháp chế, thông tin khoa học công nghệ mật mã, hợp tác quốc tế trong tổ chức cơ yếu;
c) Giảng viên giảng dạy chuyên ngành mật mã.
...
Như vậy, những đối tượng sau được áp dụng bảng lương cấp hàm cơ yếu:
- Những người hiện giữ chức danh lãnh đạo do bổ nhiệm trong tổ chức cơ yếu từ Trưởng ban (hoặc Đội trưởng) cơ yếu đơn vị thuộc Bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ;
- Trợ lý tham mưu nghiệp vụ được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm theo chức danh, tiêu chuẩn chức danh thuộc các lĩnh vực:
+ Nghiên cứu, quản lý khoa học công nghệ mật mã; nghiệp vụ mật mã;
+ Chứng thực số và bảo mật thông tin;
+ An ninh mạng;
+ Quản lý mật mã dân sự;
+ Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, cung cấp sản phẩm mật mã;
+ Kỹ thuật mật mã; mã dịch mật mã;
+ Kiểm định mật mã;
+ Tổ chức, kế hoạch, tài chính, tổng hợp, thanh tra, pháp chế, thông tin khoa học công nghệ mật mã, hợp tác quốc tế trong tổ chức cơ yếu;
- Giảng viên giảng dạy chuyên ngành mật mã.
Mức lương 10 bậc cấp hàm cơ yếu hiện nay là bao nhiêu?
Mức lương 10 bậc cấp hàm cơ yếu hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
...
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 07/2017/TT-BNV quy định mức lương 10 bậc cấp hàm cơ yếu hiện nay như sau:
STT | Cấp hàm cơ yếu | Hệ số lương | Mức lương được hưởng |
1 | Bậc 1 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Thiếu úy | 4,20 | 7.560.000đ |
2 | Bậc 2 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Trung úy | 4,60 | 8.280.000đ |
3 | Bậc 3 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Thượng úy | 5,00 | 9.000.000đ |
4 | Bậc 4 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Đại úy | 5,40 | 9.720.000đ |
5 | Bậc 5 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Thiếu tá | 6,00 | 10.800.000đ |
6 | Bậc 6 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Trung tá | 6,60 | 11.880.000đ |
7 | Bậc 7 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Thượng tá | 7,30 | 13.140.000đ |
8 | Bậc 8 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Đại tá | 8,00 | 14.400.000đ |
9 | Bậc 9 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Thiếu tướng | 8,60 | 15.480.000đ |
10 | Bậc 10 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Trung tướng | 9,20 | 16.560.000đ |
Tổ chức lực lượng cơ yếu gồm những cơ quan nào?
Căn cứ Điều 22 Luật Cơ yếu 2011 quy định tổ chức của lực lượng cơ yếu:
Tổ chức của lực lượng cơ yếu
1. Ban Cơ yếu Chính phủ.
2. Cơ yếu các bộ, ngành bao gồm:
a) Hệ thống tổ chức cơ yếu Quân đội nhân dân;
b) Hệ thống tổ chức cơ yếu Công an nhân dân;
c) Hệ thống tổ chức cơ yếu Ngoại giao;
d) Hệ thống tổ chức cơ yếu trong cơ quan của Đảng, cơ quan khác của Nhà nước ở trung ương và địa phương.
3. Tổ chức cơ yếu thuộc cơ yếu các bộ, ngành quy định tại khoản 2 Điều này là đầu mối độc lập đặt dưới sự lãnh đạo của cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng cơ yếu và sự quản lý về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của tổ chức cơ yếu cấp trên.
4. Chính phủ quy định việc thành lập, giải thể các tổ chức cơ yếu và cơ cấu tổ chức của Ban Cơ yếu Chính phủ.
Như vậy, tổ chức của lực lượng cơ yếu bao gồm:
- Ban Cơ yếu Chính phủ.
- Cơ yếu các bộ, ngành bao gồm:
+ Hệ thống tổ chức cơ yếu Quân đội nhân dân;
+ Hệ thống tổ chức cơ yếu Công an nhân dân;
+ Hệ thống tổ chức cơ yếu Ngoại giao;
+ Hệ thống tổ chức cơ yếu trong cơ quan của Đảng, cơ quan khác của Nhà nước ở trung ương và địa phương.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?