Mức hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho mỗi năm đóng cao hơn của đối tượng đóng BHXH bắt buộc được quy định thế nào?
Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc có được hưởng chế độ hưu trí không?
Căn cứ tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Loại hình, các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Trợ cấp hưu trí xã hội có các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng;
b) Hỗ trợ chi phí mai táng;
c) Hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng.
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Hưu trí;
d) Tử tuất;
đ) Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp thai sản;
b) Hưu trí;
c) Tử tuất;
d) Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
4. Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm.
5. Bảo hiểm hưu trí bổ sung.
Theo đó, đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ hưu trí.
Mức hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho mỗi năm đóng cao hơn của đối tượng đóng BHXH bắt buộc được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Mức hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho mỗi năm đóng cao hơn của đối tượng đóng BHXH bắt buộc được quy định thế nào?
Căn cứ tại Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
1. Lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm, lao động nữ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 30 năm thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức hưởng trợ cấp một lần cho mỗi năm đóng cao hơn quy định tại khoản 1 Điều này bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này cho mỗi năm đóng cao hơn đến tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 64 và Điều 65 của Luật này mà tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì mức trợ cấp bằng 02 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này cho mỗi năm đóng cao hơn số năm quy định tại khoản 1 Điều này kể từ sau thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật đến thời điểm nghỉ hưu.
Theo đó, mức hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho mỗi năm đóng cao hơn của đối tượng đóng BHXH bắt buộc được bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định cho mỗi năm đóng cao hơn đến tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định mà tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì mức trợ cấp bằng 02 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho mỗi năm đóng cao hơn số năm kể từ sau thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật đến thời điểm nghỉ hưu.
Trong điều kiện lao động bình thường, tuổi nghỉ hưu của người lao động năm 2025 là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Tuổi nghỉ hưu
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
...
Đồng thời, căn cứ theo lộ trình tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP thì tuổi nghỉ hưu của người lao động được quy định chi tiết như sau:
Theo đó, kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Như vậy, trong điều kiện lao động bình thường, tuổi nghỉ hưu của người lao động nam năm 2025 là:
- Lao động nam: 61 tuổi 3 tháng
- Lao động nữ: 56 tuổi 8 tháng
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2025.











- Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178: Đối tượng được hưởng mức lương hưu 45% là ai, mức lương hưu tối đa 75% là ai?
- Bỏ lương cơ sở, quyết định mở rộng quan hệ tiền lương của CBCCVC và LLVT sau năm 2026 nhằm mục đích gì?
- Tiếp tục nghỉ sau lễ 30 4 và 1 5 2025 đối với người lao động tại các doanh nghiệp trong những trường hợp nào?
- 05 tiêu chuẩn điều kiện để tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở gồm những gì?
- Công thức tính quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm đối với NLĐ làm công việc sản xuất có tính thời vụ thế nào?