Mức hưởng bảo hiểm y tế của công an nhân dân hiện nay như thế nào?
Công an nhân dân có được tham gia bảo hiểm y tế không?
Căn cứ khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định như sau:
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
...
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
a) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
...
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Nghị định 70/2015/NĐ-CP quy định đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bao gồm:
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
...
2. Công an nhân dân tham gia bảo hiểm y tế gồm:
a) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân;
b) Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong lực lượng công an nhân dân;
c) Học viên công an nhân dân hưởng sinh hoạt phí từ ngân sách nhà nước.
...
Theo đó công an nhân dân tham gia bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng bao gồm:
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân.
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong lực lượng công an nhân dân.
- Học viên công an nhân dân hưởng sinh hoạt phí từ ngân sách nhà nước.
Mức hưởng bảo hiểm y tế của công an nhân dân hiện nay như thế nào? (Hình từ Internet)
Mức đóng bảo hiểm y tế của công an nhân dân là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 70/2015/NĐ-CP quy định về mức đóng bảo hiểm y tế như sau:
Mức đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng được quy định như sau:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng đối với các đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1; Điểm a Khoản 2; các Điểm a và c Khoản 3 Điều 2 Nghị định này;
b) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 1; các Điểm b và c Khoản 2; Điểm b Khoản 3 Điều 2 Nghị định này.
2. Căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thủ trưởng cơ quan có liên quan trình Chính phủ điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế phù hợp.
Theo đó, mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang tại ngũ.
Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đang tại ngũ,
Mức hưởng bảo hiểm y tế của công an nhân dân hiện nay như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 70/2015/NĐ-CP thì mức hưởng bảo hiểm y tế của công an nhân dân hiện nay như sau:
- Công an nhân dân khi đi khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi được hưởng, với mức hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán đối với một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với các trường hợp sau:
+ Khám bệnh, chữa bệnh đúng quy định tại các Điều 26, 27 và 28 Luật Bảo hiểm y tế 2008 và Điều 15 Nghị định 70/2015/NĐ-CP.
+ Khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện, hoặc chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương đối với trường hợp đang công tác hoặc cư trú thường xuyên tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, hoặc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, hoặc công tác, cư trú tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.
+ Từ ngày 01/01/2016, nếu đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện và tương đương khi đi khám bệnh, chữa bệnh tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện và tương đương trong phạm vi cả nước.
+ Điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh và tương đương từ ngày 01/01/2021 trong phạm vi cả nước.
- Nếu công an nhân dân thuộc diện quản lý của Trung ương, hoặc của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, hoặc của tỉnh, thành phố thì ngoài quyền lợi về khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, còn được thực hiện theo quy định của Trung ương, hoặc của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, hoặc của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Công an nhân dân tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi được hưởng, với mức hưởng như sau:
+ 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến Trung ương, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 11 Nghị định 70/2015/NĐ-CP.
+ 60% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh và tương đương từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến ngày 31/12/2020, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 11 Nghị định 70/2015/NĐ-CP.
+ 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện và tương đương từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến ngày 31/12/2015, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 11 Nghị định 70/2015/NĐ-CP.
+ Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú và phần còn lại của chi phí điều trị nội trú quy định tại các điểm a và b khoản 3 Điều 11 Nghị định 70/2015/NĐ-CP; phần còn lại của chi phí khám bệnh, chữa bệnh quy định tại điểm c khoản 3 Điều 11 Nghị định 70/2015/NĐ-CP và chi phí khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 70/2015/NĐ-CP (nếu có) do người bệnh tự thanh toán với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
+ Các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu hoặc sử dụng các dịch vụ kỹ thuật y tế xã hội hóa tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi được hưởng và mức hưởng theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này; phần chi phí còn lại do người bệnh tự thanh toán với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu hoặc sử dụng các dịch vụ kỹ thuật y tế xã hội hóa tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi được hưởng và mức hưởng theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 11 Nghị định 70/2015/NĐ-CP; phần chi phí còn lại do người bệnh tự thanh toán với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Chi phí vận chuyển:
+ Quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển cho quân nhân tại ngũ khi cấp cứu hoặc đang Điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật trong trường hợp: Chuyển từ tuyến huyện và tương đương trở lên lên tuyến trên; chuyển ngang tuyến; chuyển từ tuyến trên xuống tuyến dưới đến tuyến huyện và tương đương theo chỉ định chuyên môn hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ;
+ Mức hưởng chi phí vận chuyển giao Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định;
+ Hồ sơ, thủ tục thanh toán chi phí vận chuyển:
Trường hợp sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có lệnh hoặc phiếu điều xe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển đi, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận.
Trường hợp không sử dụng phương tiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển đi phải có phiếu chi tiền vận chuyển cho người bệnh và được lưu trong hồ sơ quyết toán.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?