Mức hỗ trợ tiền do ngừng việc, giảm giờ làm của người lao động là bao nhiêu?
Những đối tượng được hưởng trợ cấp ngừng việc, giảm giờ làm cần đáp ứng những điều kiện gì?
Về đối tượng áp dụng:
Căn cứ quy định tại Điều 5 Quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng ban hành kèm theo Quyết định 6696/QĐ-TLĐ năm 2023, đối tượng hỗ trợ gồm:
Đối tượng hỗ trợ
Đoàn viên, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp có đóng kinh phi công đoàn trước ngày 30 tháng 9 năm 2022 bị giảm thời gian làm việc, ngừng việc do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng.
Về điều kiện hỗ trợ:
Căn cứ quy định tại Điều 6 Quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng ban hành kèm theo Quyết định 6696/QĐ-TLĐ năm 2023, đoàn viên, người lao động quy định tại Điều 5 được hỗ trợ khi đủ các điều kiện sau:
- Bị giảm thời gian làm việc hàng ngày hoặc giảm số ngày làm việc trong tuần hoặc trong tháng (trừ trường hợp giảm thời gian làm thêm giờ) hoặc bị ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 từ 14 ngày trở lên.
- Thu nhập của một tháng bất kỳ bằng hoặc thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
- Thời gian bị giảm giờ làm việc, ngừng việc từ ngày 01 tháng 10 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2023.
Mức hỗ trợ tiền do ngừng việc, giảm giờ làm của người lao động là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức hỗ trợ tiền do người lao động ngừng việc, giảm giờ làm là bao nhiêu?
Căn cứ quy định tại Điều 7 Quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng ban hành kèm theo Quyết định 6696/QĐ-TLĐ năm 2023, mức hỗ trợ được quy định như sau:
- Người lao động là đoàn viên, người lao động không là đoàn viên nhưng là nữ từ đủ 35 tuổi trở lên, là nữ đang mang thai, lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi (chỉ hỗ trợ cho 1 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em): 1.000.000 đồng.
- Người lao động không là đoàn viên: 700.000 đồng.
Thủ tục để người lao động ngừng việc, giảm giờ làm nhận tiền hỗ trợ?
Căn cứ quy định tại Điều 8 và Điều 9 Quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng ban hành kèm theo Quyết định 6696/QĐ-TLĐ năm 2023, thủ tục để lao động ngừng việc, bị giảm giờ làm nhận tiền hỗ trợ được quy định như sau:
Bước 1: Công đoàn cơ sở chủ động lập hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp để gửi công đoàn cấp trên trực tiếp.
Trước ngày 15 hằng tháng, công đoàn cơ sở phối hợp với doanh nghiệp tổng hợp danh sách đoàn viên, người lao động đủ điều kiện hưởng hỗ trợ và gửi hồ sơ cho công đoàn cấp trên trực tiếp.
- Danh sách đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, mất việc làm do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng có xác nhận của công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động ( danh sách này được thực hiện theo Mẫu số 01 tại Phụ lục được ban hành kèm theo Quyết định 6696/QĐ-TLĐ năm 2023);
- Bản sao các văn bản, phương án sử dụng người lao động có thể hiện nội dung về việc sắp xếp lại thời gian làm việc, sản xuất kinh doanh, giảm giờ làm việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng;
Lưu ý, đối với trường hợp người lao động không là đoàn viên nhưng là nữ đang mang thai, người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trễ em chưa đủ 06 tuổi thì bổ sung thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai; Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em; Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền.
Hạn cuối nộp hồ sơ: Ngày 31/3/2023.
Bước 2: Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thẩm định, trình Công đoàn cấp tỉnh
Thời hạn thực hiện: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ của công đoàn cơ sở.
Bước 3: Công đoàn cấp tỉnh phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ và chỉ đạo công tác chi trả.
Thời hạn thực hiện: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
Bước 4: Công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, công đoàn cấp tỉnh phối hợp với doanh nghiệp chi trả tiền hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động.
Thời hạn thực hiện: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kinh phí hỗ trợ.
Hình thức chi trả: Trả 01 lần, bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Bước 5: Công đoàn cơ sở gửi danh sách ký nhận hỗ trợ hoặc chứng từ chứng minh đã chuyển khoản tiền hỗ trợ cho công đoàn cấp trên trực tiếp.
Thời hạn thực hiện: 07 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc chi hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?