Mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp hiện nay là bao nhiêu?
- Mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp hiện nay là bao nhiêu?
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp gồm những giấy tờ gì?
- Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp được thực hiện theo các bước thế nào?
- Trường hợp nào người lao động bị bệnh nghề nghiệp được giám định mức suy giảm khả năng lao động?
Mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 21 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định về mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp như sau:
Mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp
1. Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí chữa bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá chữa bệnh nghề nghiệp tại thời điểm người lao động chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 15 triệu đồng/người.
2. Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.
Như vậy, mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp bằng 50% chi phí chữa bệnh tính theo biểu giá chữa bệnh nghề nghiệp tại thời điểm người lao động chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 15 triệu đồng/người.
Lưu ý: Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.
Mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp như sau:
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp
1. Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo Mẫu số 07 tại Phụ lục của Nghị định này.
2. Bản sao có chứng thực hồ sơ xác định mắc bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.
3. Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi chữa bệnh nghề nghiệp.
4. Bản sao chứng từ thanh toán chi phí chữa bệnh nghề nghiệp.
Như vậy, hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp gồm những giấy tờ cụ thể như sau:
- Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo Mẫu số 07 tại Phụ lục của Nghị định 88/2020/NĐ-CP. Tại đây
- Bản sao có chứng thực hồ sơ xác định mắc bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.
- Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi chữa bệnh nghề nghiệp.
- Bản sao chứng từ thanh toán chi phí chữa bệnh nghề nghiệp.
Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp được thực hiện theo các bước thế nào?
Căn cứ theo Điều 23 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định về trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp như sau:
Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp
1. Trường hợp đủ điều kiện quy định tại Điều 20 Nghị định này, người sử dụng lao động nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 22 Nghị định này cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, mang theo bản chính chứng từ thanh toán để đối chiếu với bản sao.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc hỗ trợ theo Mẫu số 08 tại Phụ lục của Nghị định này và gửi quyết định (kèm theo dữ liệu danh sách hỗ trợ) cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động hoặc người lao động nộp hồ sơ đề nghị và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Trường hợp không chi trả thì phải trả lời bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và nêu rõ lý do.
Như vậy, trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Trường hợp đủ điều kiện quy định tại Điều 20 Nghị định 88/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 22 Nghị định 88/2020/NĐ-CP cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, mang theo bản chính chứng từ thanh toán để đối chiếu với bản sao.
Bước 2: Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc hỗ trợ và gửi quyết định (kèm theo dữ liệu danh sách hỗ trợ) cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động hoặc người lao động nộp hồ sơ đề nghị và nêu rõ lý do.
Bước 3: Trả kinh phí hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Trường hợp không chi trả thì phải trả lời bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và nêu rõ lý do.
Trường hợp nào người lao động bị bệnh nghề nghiệp được giám định mức suy giảm khả năng lao động?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 47 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
Giám định mức suy giảm khả năng lao động
1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe;
b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định;
c) Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.
...
Như vậy, người lao động bị bệnh nghề nghiệp được giám định mức suy giảm khả năng lao động trong các trường hợp sau đây:
- Sau khi bị bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Sau khi bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.
- Ngoài ra, đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.
- Xem xét mức lương cơ sở mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì Quốc hội căn cứ phù hợp với yếu tố nào?
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- 05 bảng lương mới cải cách tiền lương khả thi để triển khai áp dụng cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì cần sự nghiên cứu đánh giá của các cơ quan nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?