Mức hỗ trợ cho sinh viên thực tập hiện nay là bao nhiêu?
Thực tập sinh là ai?
Thực tập sinh là người tham gia vào một chương trình thực tập tại một công ty, tổ chức, hoặc tổ chức phi lợi nhuận nhằm học hỏi và áp dụng kiến thức học được trong thực tế công việc. Thực tập sinh thường là sinh viên hoặc người mới tốt nghiệp có mong muốn tìm hiểu và phát triển kỹ năng trong môi trường làm việc thực tế.
Vai trò của thực tập sinh trong một chương trình thực tập có thể rất đa dạng tùy thuộc vào ngành nghề và công ty mà họ tham gia. Thực tập sinh có thể được giao các nhiệm vụ và dự án cụ thể để tham gia, hỗ trợ công việc của các nhân viên chính thức, tham gia vào các hoạt động nghiên cứu và phân tích, tham gia vào việc phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới, v.v.
Chương trình thực tập cung cấp cho thực tập sinh cơ hội học hỏi và trải nghiệm thực tế trong ngành nghề, giúp họ xác định xem công việc này có phù hợp với sở thích và ước mơ của họ hay không. Ngoài ra, thực tập sinh cũng có cơ hội xây dựng mạng lưới và quan hệ trong ngành nghề, làm tăng khả năng tiếp cận các cơ hội việc làm trong tương lai.
Mức hỗ trợ cho sinh viên thực tập hiện nay là bao nhiêu?
Mức hỗ trợ cho sinh viên thực tập hiện nay là bao nhiêu?
Tại khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
...
Như vậy, theo quy định trên, thực tập sinh không phải là người làm việc theo hợp đồng lao động và không chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động do đó không phải là đối tượng được hưởng lương. Do đó doanh nghiệp không có nghĩa vụ phải trả lương cho thực tập sinh mà chỉ có trách nhiệm tiếp nhận và tạo điều kiện để người học nâng cao chất lượng đào tạo.
Tuy nhiên hiện nay, đa phần các công ty đều có khoản hỗ trợ cho vị trí thực tập sinh. Lý do bởi các ứng viên nhóm này thường chưa có nhiều kinh nghiệm sâu về chuyên môn. Vì thế, thay vì trả lương, công ty thường sẽ hỗ trợ tiền ăn/ gửi xe… Mức hỗ trợ sẽ giao động khoảng 1.5 đến 3 triệu vnđ/ tháng.
Trên thực tế, không phải ai là thực tập sinh cũng là sinh viên mới ra trường. Có trường hợp những người đã đi làm lâu nhưng thay đổi ngành nghề. Vì thế khi họ ứng tuyển lại vào những công ty lớn, họ là những thực tập sinh giàu kinh nghiệm và có kiến thức rộng mở hơn phục vụ cho công việc. Vì thế, mức lương của những thực tập sinh có kinh nghiệm thường khá ổn bởi mức lương sẽ dựa trên những đóng góp hiệu quả của họ cho tổ chức.
Sinh viên cần lưu ý gì khi đi thực tập?
Bên cạnh những công việc và trách nhiệm của thực tập sinh, bạn đừng quên đi mục tiêu của mình. Lý do cuối cùng để bạn tham gia kỳ thực tập đó là thu nạp về cho mình những kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp. Vì thế, hãy lưu ý những điều sau đây khi đi thực tập:
- Luôn thể hiện sự hăng hái, ham học hỏi.
- Luôn quan sát cách mà các anh chị trong doanh nghiệp xử lý công việc.
- Luôn lắng nghe cách giao tiếp của các anh chị.
- Luôn tiếp thu những góp ý của người hướng dẫn.
- Đừng ngại nhận thêm trách nhiệm vì cơ hội sẽ đón chờ bạn ở bất cứ đâu.
- Đừng im lặng mà hãy chia sẻ những ý kiến, sáng kiến của mình.
- Theo đuổi và hoàn thành nhiệm vụ được giao đến cùng, đừng bỏ cuộc.
Với một thái độ tốt, cho dù bạn đi thực tập ở bất cứ đâu thì cũng được đánh giá cao. Hơn nữa, nếu như bạn có thể trải qua kỳ thực tập với những thành tựu đáng nhớ, rất có thể bạn sẽ được cân nhắc lên vị trí nhân viên chính thức ngay sau khi ra trường.
Trên hết, bạn cần tìm được một đơn vị phù hợp với những “người thầy” có tâm để gắn bó. Không phải văn hóa doanh nghiệp nào cũng “dễ thở” và không phải ở công ty nào bạn cũng có thể tìm thấy cơ hội phát triển nghề nghiệp cho mình.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?