Mức hỗ trợ chi phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng đối với người lao động bị thu hồi đất?
Mức hỗ trợ theo trình độ đào tạo nghề đối với người lao động bị thu hồi đất?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Quyết định 63/2015/QĐ-TTg thì người lao động bị thu hồi đất tham gia đào tạo nghề được hỗ trợ như sau:
Hỗ trợ đào tạo nghề
1. Người lao động bị thu hồi đất tham gia đào tạo nghề được hỗ trợ như sau:
a) Đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng: Được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 09 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng;
b) Đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng: Được hỗ trợ học phí cho một khóa học.
Mức học phí được hỗ trợ bằng mức thu học phí thực tế của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng tối đa không quá mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục công lập theo quy định của pháp luật.
Kinh phí hỗ trợ được bố trí từ kinh phí đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm trong phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm và được tính trong tổng kinh phí của dự án đầu tư hoặc phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư được duyệt;
c) Vay vốn theo quy định của chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
2. Người lao động bị thu hồi đất được hỗ trợ đào tạo một lần theo chính sách quy định tại Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì bao gồm 3 mức trình độ đào tạo nghề được hỗ trợ như sau:
- Trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng: Được quy định các mức hỗ trợ theo quy định tại Quyết định 46/2015/QĐ-TTg
- Trình độ trung cấp, cao đẳng: Được hỗ trợ học phí cho một khóa học. Mức hỗ trợ dựa theo mức học phí thực tế của cơ sở đào tạo nhưng tối đa không quá mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục công lập theo quy định của pháp luật.
- Đối với học sinh, sinh viên thì được hỗ trợ vay vốn theo quy định của chính sách tín dụng.
Mức hỗ trợ chi phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng đối với người lao động bị thu hồi đất? (Hình từ Internet)
Mức hỗ trợ chi phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng đối với người lao động bị thu hồi đất?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Quyết định 46/2015/QĐ-TTg quy định về mức hỗ trợ chi phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng đối với người lao động bị thu hồi đất như sau:
Mức hỗ trợ chi phí đào tạo
1. Người khuyết tật: Mức tối đa 06 triệu đồng/người/khóa học.
2. Người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; người thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: Mức tối đa 04 triệu đồng/người/khóa học.
3. Người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân: Mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học.
...
Do vậy, mức hỗ trợ chi phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng đối với người lao động bị thu hồi đất là tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học.
Mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại khi đào tạo nghề đối với người lao động bị thu hồi đất?
Căn cứ theo Điều 5 Quyết định 46/2015/NĐ-CP quy định:
Mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại
1. Đối tượng được hỗ trợ: Người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng.
2. Mức hỗ trợ:
a) Mức hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học.
b) Mức hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.
Riêng đối với người khuyết tật và người học cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: Mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5 km trở lên.
3. Ngoài những đối tượng và mức hỗ trợ quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này, các Bộ, ngành, địa phương, cơ sở đào tạo tùy điều kiện và khả năng, huy động thêm các nguồn kinh phí khác để hỗ trợ thêm tiền ăn, tiền đi lại cho người học trong thời gian đào tạo.
Như vậy, theo quy định trên thì mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại khi đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng đối với người lao động bị thu hồi đất như sau:
Tiền ăn: 30.000 đồng/người/ngày thực học.
Tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.
Riêng đối với người khuyết tật và người học cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: Mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5 km trở lên.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?