Mức chi trợ cấp, hỗ trợ, thăm hỏi đối với cán bộ trong các cơ quan công đoàn là bao nhiêu?
Mức chi trợ cấp, hỗ trợ, thăm hỏi đối với cán bộ trong các cơ quan công đoàn là bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 5 Quy định kèm theo Quyết định 1411/QĐ-TLĐ năm 2024 quy định thì mức chi trợ cấp, hỗ trợ, thăm hỏi đối với cán bộ trong các cơ quan công đoàn như sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức, lao động được cấp có thẩm quyền cho phép ký hợp đồng lao động (sau đây gọi tắt là CBCC) trong các cơ quan công đoàn bị ốm đau, tai nạn, dịch bệnh phải điều trị tại bệnh viện (nội, ngoại trú) được chi thăm hỏi tối đa 1.000.000 đồng/lần (một năm không quá 2 lần);
- CBCC trong các cơ quan công đoàn bị bệnh hiểm nghèo được mức chi trợ cấp tối đa 3.000.000 đồng/người/năm;
- CBCC trong các cơ quan công đoàn khi từ trần, thân nhân của CBCC được hỗ trợ tối đa 5.000.000 đồng; chi phúng viếng 1.000.000 đồng và tiền hương, hoa;
- Cha, mẹ đẻ hoặc bên vợ, bên chồng, vợ hoặc chồng, con (con đẻ và con nuôi theo quy định của pháp luật) của cán bộ CBCC trong các cơ quan công đoàn khi từ trần được mức chi trợ cấp tối đa 3.000.000 đồng/người; chi phúng viếng 1.000.000 đồng và tiền hương, hoa;
- Gia đình CBCC trong các cơ quan công đoàn gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, dịch bệnh hoặc lý do đặc biệt khác được trợ cấp tối đa 3.000.000 đồng/lần; có người thân (cha, mẹ đẻ hoặc bên vợ, bên chồng, vợ hoặc chồng, con) ốm đau dài ngày, tai nạn phải điều trị được thăm hỏi tối đa 1.000.000 đồng/lần (một năm không quá 2 lần).
Mức chi trợ cấp, hỗ trợ, thăm hỏi đối với cán bộ trong các cơ quan công đoàn là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tài chính công đoàn chi hoạt động đại diện, bảo vệ cho người lao động thế nào?
Theo Điều 6 Quyết định 4290/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định về chi hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động:
- Chi các hoạt động tư vấn hỗ trợ công đoàn cơ sở tham gia với người sử dụng lao động xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, đơn giá tiền lương, quy chế trả lương, thưởng; nội quy lao động, quy chế, thỏa thuận khác; thương lượng tập thể, ký kết, phổ biến và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể; đối thoại với người sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động; tham gia xây dựng các chế độ chính sách của Nhà nước có liên quan đến quyền và lợi ích của đoàn viên công đoàn, người lao động; giám sát việc thực hiện pháp luật về lao động công đoàn.
- Chi các hoạt động tư vấn cho người lao động về pháp luật lao động, công đoàn, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và pháp luật khác có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
- Chi các hoạt động tư vấn bảo vệ cán bộ công đoàn cơ sở bị người sử dụng lao động phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động công đoàn.
- Chi các hoạt động khởi kiện, tham gia giải quyết tranh chấp lao động tập thể và tranh chấp lao động cá nhân.
- Chi các hoạt động giúp công đoàn cơ sở tổ chức, lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.
- Chi các hoạt động phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường theo Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 thuộc trách nhiệm của tổ chức công đoàn.
- Chi các hoạt động tổ chức hội thảo chuyên đề về quan hệ lao động; các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn vệ sinh lao động; tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho người lao động về an toàn vệ sinh lao động.
Ai có thẩm quyền kiểm tra và giám sát tài chính Công đoàn?
Theo Điều 29 Luật Công đoàn 2012 quy định thì thẩm quyền kiểm tra và giám sát tài chính công đoàn được quy định như sau:
- Công đoàn cấp trên hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc thực hiện công tác tài chính công đoàn cấp dưới theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Cơ quan kiểm tra của Công đoàn kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán việc quản lý và sử dụng tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật.
Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở hiện nay được sử dụng theo Mẫu số S82-TLĐ quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Hướng dẫn 47/HD-TLĐ năm 2021 như sau:
Tải mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở (Mẫu số S82-TLĐ): Tại đây.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?