Mỗi đợt xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú cách nhau bao lâu?
- Mỗi đợt xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú cách nhau bao lâu?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú như thế nào?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân là gì?
- Nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân có quyền lợi và nghĩa vụ gì?
- Nhà giáo chuyển đổi vị trí công tác trong quá trình xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú thì xử lý thế nào?
Mỗi đợt xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú cách nhau bao lâu?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 35/2024/NĐ-CP quy định:
Thời gian xét tặng, công bố danh hiệu và tổ chức trao tặng
1. Danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” được xét tặng và công bố 03 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.
2. Các bộ, ban, ngành, tỉnh, đại học quốc gia tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu cho các “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” thuộc thẩm quyền quản lý sau khi được Chủ tịch nước phong tặng.
Chiếu theo quy định trên, việc xét tặng và công bố danh hiệu Nhà giáo nhân, Nhà giáo ưu tú diễn ra mỗi 03 năm một lần vào ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Theo đó, các bộ, ban, ngành, tỉnh, đại học quốc gia tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu cho các Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú thuộc thẩm quyền của mình quản lý sau khi các nhà giáo được Chủ tịch nước phong tặng.
Mỗi đợt xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú cách nhau bao lâu?
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 64 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 quy định:
Danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”
...
3. Danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đạt các tiêu chuẩn sau đây:
a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, thương yêu học trò, có tài năng sư phạm, có công trong sự nghiệp giáo dục, được học trò, đồng nghiệp và Nhân dân kính trọng;
c) Có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 15 năm trở lên; đối với cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục thì phải có thời gian công tác trong ngành từ 20 năm trở lên, trong đó có từ 10 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.
...
Chiếu theo quy định trên, danh hiệu Nhà giáo ưu tú được tặng cho các cá nhân đạt tiêu chuẩn sau:
- Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, thương yêu học trò, có tài năng sư phạm, có công trong sự nghiệp giáo dục, được học trò, đồng nghiệp và Nhân dân kính trọng;
- Có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 15 năm trở lên; đối với cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục thì phải có thời gian công tác trong ngành từ 20 năm trở lên, trong đó có từ 10 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân là gì?
Theo khoản 2 Điều 64 Luật Thi đua, khen thưởng 2022, nhà giáo đạt được các tiêu chuẩn sau đây thì sẽ được xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân:
- Đã được tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”;
- Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, thương yêu học trò, có tài năng sư phạm xuất sắc, có công lớn trong sự nghiệp giáo dục, có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và trong xã hội, được học trò, đồng nghiệp và Nhân dân kính trọng;
- Có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 20 năm trở lên; đối với cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục thì phải có thời gian công tác trong ngành từ 25 năm trở lên, trong đó có từ 15 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.
Nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân có quyền lợi và nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 35/2024/NĐ-CP quy định:
Quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân được phong tặng
1. Cá nhân được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” được nhận Huy hiệu, Bằng chứng nhận của Chủ tịch nước, tiền thưởng và các quyền lợi theo quy định của pháp luật.
2. Có nghĩa vụ giữ gìn hiện vật được khen thưởng.
3. Tiếp tục phát huy phẩm chất đạo đức, không ngừng hoàn thiện tri thức và tài năng sư phạm, hoạt động chuyên môn, là tấm gương sáng cho người học và đồng nghiệp noi theo.
Như vậy, nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân các quyền lợi và nghĩa vụ như sau:
- Được nhận Huy hiệu, Bằng chứng nhận của Chủ tịch nước, tiền thưởng và các quyền lợi theo quy định của pháp luật.
- Có nghĩa vụ giữ gìn hiện vật được khen thưởng.
- Tiếp tục phát huy phẩm chất đạo đức, không ngừng hoàn thiện tri thức và tài năng sư phạm, hoạt động chuyên môn, là tấm gương sáng cho người học và đồng nghiệp noi theo.
Nhà giáo chuyển đổi vị trí công tác trong quá trình xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú thì xử lý thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 35/2024/NĐ-CP quy định:
Nguyên tắc xét tặng và cách tính thành tích
...
3. Trong quá trình xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”, nếu cá nhân chuyển đổi vị trí công tác thì xét theo chức danh tại thời điểm cá nhân nộp hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” tại Hội đồng cấp cơ sở.
...
Như vậy, trường hợp nhà giáo chuyển đổi vị trí công tác trong quá trình xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú thì nhà giáo sẽ được xét theo chức danh tại thời điểm nhà giáo nộp hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu tại Hội đồng cấp cơ sở.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?