Môđun PV cấp 3 được thiết kế để làm gì?

Môđun PV cấp 3 được thiết kế để làm gì? Yêu cầu về bảo vệ chống tiếp cận với bộ phận mang điện nguy hiểm đối với môđun PV cấp 2 như thế nào? Câu hỏi của chị K.L (Hưng Yên).

Môđun PV cấp 3 được thiết kế để làm gì?

Tại tiểu mục 4.4.3 Mục 4 TCVN 12232-1:2018 (IEC 61730-1:2016) có quy định như sau:

4. Phân loại, ứng dụng và sử dụng dự kiến
...
4.4.3 Ứng dụng
Các môđun PV này được thiết kế để lắp đặt tại nơi mà có thể có người sử dụng nói chung tiếp cận và tiếp xúc với bộ phận mang điện không được cách điện, ví dụ: thiết bị điện tử tiêu thụ điện. Môđun PV cấp III không được kết hợp thành chuỗi nối tiếp vận hành ở điện áp Voc lớn hơn 35 V và không được có thông số điện áp hệ thống trên 35 V. Các môđun PV không được thiết kế để sử dụng song song với các môđun PV khác hoặc nguồn năng lượng khác trừ khi kết hợp này cung cấp bảo vệ khỏi dòng điện ngược và bảo vệ quá điện áp.
...

Theo đó, các môđun PV cấp 3 được thiết kế để lắp đặt tại nơi mà có thể có người sử dụng nói chung tiếp cận và tiếp xúc với bộ phận mang điện không được cách điện, ví dụ: thiết bị điện tử tiêu thụ điện.

Các môđun PV cấp 3 không được kết hợp thành chuỗi nối tiếp vận hành ở điện áp Voc lớn hơn 35V và không được có thông số điện áp hệ thống trên 35V.

Các môđun PV không được thiết kế để sử dụng song song với các môđun PV khác hoặc nguồn năng lượng khác trừ khi kết hợp này cung cấp bảo vệ khỏi dòng điện ngược và bảo vệ quá điện áp.

Môđun PV cấp 3 được thiết kế để làm gì?

Môđun PV cấp 3 được thiết kế để làm gì? (Hình từ Internet)

Yêu cầu về cách điện đối với môđun PV cấp 3 như thế nào?

Tại tiểu mục 4.4.2 Mục 4 TCVN 12232-1:2018 (IEC 61730-1:2016) có quy định như sau:

4. Phân loại, ứng dụng và sử dụng dự kiến
...
4.4 Môđun PV cấp III
4.4.1 Quy định chung
Môđun PV cấp III không được có các thông số đặc trưng về điện lớn hơn 240 W trong đó điện áp hở mạch không vượt quá 35 V một chiều và dòng điện ngắn mạch không vượt quá 8 A khi được thử nghiệm trong các điều kiện thử nghiệm tiêu chuẩn.
4.4.2 Cách điện
Dựa vào khả năng đầu ra điện vốn có giới hạn của các môđun PV cấp III, việc sử dụng, sử dụng sai và hỏng ít có khả năng gây ra nguy cơ điện giật hoặc cháy. Dựa vào các giới hạn đầu ra về điện này, không có yêu cầu đối với kết cấu hoặc cách điện ngoài cách điện chức năng, nhưng đối với một số ứng dụng, cố thể có yêu cầu về kết cấu và cách điện.
...

Theo đó, dựa vào khả năng đầu ra điện vốn có giới hạn của các môđun PV cấp 3, việc sử dụng, sử dụng sai và hỏng ít có khả năng gây ra nguy cơ điện giật hoặc cháy.

Dựa vào các giới hạn đầu ra về điện này, không có yêu cầu đối với kết cấu hoặc cách điện ngoài cách điện chức năng, nhưng đối với một số ứng dụng, cố thể có yêu cầu về kết cấu và cách điện.

Yêu cầu về bảo vệ chống tiếp cận với bộ phận mang điện nguy hiểm đối với môđun PV cấp 3 như thế nào?

Tại tiểu mục 5.6.2.1 Mục 5 TCVN 12232-1:2018 (IEC 61730-1:2016) có quy định như sau:

5. Yêu cầu đối với thiết kế và kết cấu
...
5.6 Bảo vệ chống điện giật
5.6.1 Quy định chung
Môđun PV phải được bảo vệ đầy đủ chống tiếp xúc với các bộ phận mang điện nguy hiểm và không gây rủi ro điện giật.
Phụ lục B chứa các thông tin bổ sung và được sử dụng cùng điều này.
5.6.2 Bảo vệ chống tiếp cận với bộ phận mang điện nguy hiểm
5.6.2.1 Quy định chung
Môđun PV phải có kết cấu cung cấp bảo vệ đầy đủ chống khả năng tiếp cận bộ phận mang điện nguy hiểm (> 35 V DC).
Đối với các môđun PV cấp 0, các bộ phận có thể tiếp cận phải được tách riêng khỏi bộ phận mang điện nguy hiểm bằng ít nhất là cách điện chính.
Môđun PV Cấp II phải có kết cấu và được bao bọc sao cho chỉ có thể tiếp cận các bộ phận tách riêng khỏi bộ phận mang điện nguy hiểm bằng cách điện kép hoặc cách điện tăng cường.
Đối với các môđun PV cấp III, các bộ phận mang điện không được xem lá nguy hiểm, do đó không cần tách khỏi các bộ phận tiếp cận được. Để đảm bảo đầy đủ chức năng và bảo vệ chống ánh sáng hồ quang nguy hiểm, các bộ phận mang điện khác cực tính phải được tách riêng bằng ít nhất là cách điện chức năng.
Kiểm tra sự phù hợp bằng kiểm tra bằng mắt (MST 01) và thử nghiệm khả năng tiếp cận (MST 11).
Vật liệu được sử dụng để nhận biết bảo vệ chống khả năng tiếp cận các bộ phận mang điện nguy hiểm bằng vỏ ngoài, tấm chắn cách điện hoặc cách điện an toàn phải phù hợp với 5.5.2 theo ứng dụng của chúng.
...

Theo quy định trên thì đối với các môđun PV Cấp 3, các bộ phận mang điện không được xem lá nguy hiểm, do đó không cần tách khỏi các bộ phận tiếp cận được.

Để đảm bảo đầy đủ chức năng và bảo vệ chống ánh sáng hồ quang nguy hiểm, các bộ phận mang điện khác cực tính phải được tách riêng bằng ít nhất là cách điện chức năng.

Môđun PV
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Khuyến cáo đối với thử nghiệm môđun PV của loạt sản xuất theo TCVN 12232-2:2018 là gì?
Lao động tiền lương
Kiểm tra sự phù hợp với đấu nối điện của môđun PV như thế nào?
Lao động tiền lương
Bộ phận kết cấu có thể điều chỉnh của môđun PV phải được trang bị những gì?
Lao động tiền lương
Có yêu cầu về cách điện đối với môđun PV cấp 3 hay không?
Lao động tiền lương
Dây dẫn bên trong của môđun PV phải đáp ứng yêu cầu gì?
Lao động tiền lương
Môđun PV cấp 2 được lắp đặt tại đâu?
Lao động tiền lương
Ai được phép tiếp cận với môđun PV cấp 0?
Lao động tiền lương
Đấu nối điện của môđun PV phải được thiết kế như thế nào?
Lao động tiền lương
Môđun PV cấp 0 được thiết kế để ứng dụng trong khu vực nào?
Lao động tiền lương
Yêu cầu về cách điện đối với môđun PV cấp 2 như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Môđun PV
103 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Môđun PV

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Môđun PV

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào