Mở rộng phạm vi chi điều chỉnh lương hưu trong quý 4/2024 đối với nguồn tích lũy cải cách tiền lương của NSTW và địa phương để báo cáo cấp có thẩm quyền ra sao?
Mở rộng phạm vi chi điều chỉnh lương hưu trong quý 4/2024 đối với nguồn tích lũy cải cách tiền lương của NSTW và địa phương để báo cáo cấp có thẩm quyền ra sao?
Theo Bảng phân công nhiệm vụ tại Mục 3 Kế hoạch kèm theo Quyết định 918/QĐ-TTg năm 2024 quy định:
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
(cụ thể hóa Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 918/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)
TT | Nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Cấp trình | Thời gian hoàn thành | Ghi chú |
III. | BỘ TÀI CHÍNH | |||||
1. | Hướng dẫn việc xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng | Bộ Tài chính | Các bộ, ngành, cơ quan liên quan | Bộ trưởng Bộ Tài chính | Tháng 8/2024 | Đã ban hành (Thông tư 62/2024/TT-BTC) |
2. | Tổng hợp nhu cầu, nguồn và trình cấp có thẩm quyền bổ sung kinh phí còn thiếu do thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng | Bộ Tài chính | Các bộ, ngành, cơ quan liên quan | Quốc hội, UBTVQH | Theo đề xuất của các bộ, ngành, địa phương | |
3. | Phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất cấp có thẩm quyền việc sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị đang được áp dụng cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù theo Kết luận 83-KL/TW năm 2024; báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV | Các bộ, ngành, cơ quan liên quan | Bộ Tài chính | Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ | Tháng 5/2025 | |
4. | Nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền việc hoàn thiện quy định về cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập cho phù hợp (trong đó làm rõ thẩm quyền của người đứng đầu được sử dụng tiền lương và kinh phí thường xuyên để thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị và được quyết định mức chi trả thu nhập gắn với nhiệm vụ được giao) | Bộ Tài chính | Các bộ, ngành, cơ quan liên quan | Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ | Quý IV/2024 | |
5. | Báo cáo cấp có thẩm quyền về việc mở rộng phạm vi sử dụng nguồn tích lũy cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương để chi cho việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng, trợ giúp xã hội, chính sách an sinh xã hội | Bộ Tài chính | Các bộ, ngành, cơ quan liên quan | Quý IV/2024 |
Theo đó Bộ Tài chính có nhiệm vụ phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan báo cáo cấp có thẩm quyền về việc mở rộng phạm vi sử dụng nguồn tích lũy cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương để chi cho việc điều chỉnh lương hưu với thời gian hoàn thành là quý 4/2024.
>> Căn chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu/tháng cho phù hợp khả năng ngân sách nhà nước
* Xem toàn bộ Quyết định 918 về Kế hoạch thực hiện Kết luận 83 và Nghị quyết 142 về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành: TẢI VỀ
Xem chi tiết Bảng phân công nhiệm vụ về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành: TẢI VỀ
Xem chi tiết toàn bộ bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo chính sách tiền lương mới: Tải về
Mở rộng phạm vi chi điều chỉnh lương hưu trong quý 4/2024 đối với nguồn tích lũy cải cách tiền lương của NSTW và địa phương để báo cáo cấp có thẩm quyền ra sao? (Hình từ Internet)
Định cư ở nước ngoài thì có được hưởng lương hưu không?
Theo khoản 6 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:
Quyền của người lao động
1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:
a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;
b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;
c) Thông qua người sử dụng lao động.
4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:
a) Đang hưởng lương hưu;
b) Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
c) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
d) Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
5. Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.
6. Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
7. Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
8. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Theo đó nếu cá nhân đang hưởng lương hưu mà đi định cư ở nước ngoài hợp pháp, thì có thể nhận được lương hưu bằng cách ủy quyền cho người khác nhận thay.
Khi nào cán bộ công chức được hưởng lương hưu?
Tại khoản 1 Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Thời điểm hưởng lương hưu
1. Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật.
2. Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm h khoản 1 Điều 2 của Luật này, thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Đối với người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật này và người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.
4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về thời điểm hưởng lương hưu đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này.
Theo đó, thời điểm hưởng lương hưu của cán bộ công chức được quy định trong quyết định nghỉ việc do đơn vị lập khi cán bộ công chức đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật.
- Chính thức lộ trình cải cách tiền lương từ 2025: Bộ Nội vụ thực hiện cải cách tiền lương của các đối tượng CBCCVC và LLVT bằng cách thực hiện việc nhiệm vụ nào?
- Kế hoạch thực hiện cải cách tiền lương của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước về nguồn lực tại Kế hoạch 189 ra sao?
- Tăng lương hưu cho CBCCVC khi có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu vào thời điểm nào?
- Đợt tăng lương hưu mới sau đợt tăng lần 1, lần 2 thống nhất không áp dụng cho CBCCVC và LLVT hưởng mức tăng lương cơ sở 30% phải không?
- Thời gian mức lương cơ sở 2.34 áp dụng còn lại bao lâu đối với đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?