Miễn nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án trong trường hợp nào?

Cho tôi hỏi người làm công việc Hòa giải viên tại Tòa án bị miễn nhiệm trong trường hợp nào? Quy trình miễn nhiệm được thực hiện như thế nào? Câu hỏi của anh Tuấn (Vĩnh Phúc).

Trường hợp nào Hòa giải viên tại Tòa án bị miễn nhiệm?

Căn cứ Điều 13 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định như sau:

Miễn nhiệm Hòa giải viên
1. Việc miễn nhiệm Hòa giải viên được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Theo nguyện vọng của Hòa giải viên;
b) Hòa giải viên không còn đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 của Luật này.
2. Khi có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm Hòa giải viên. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc miễn nhiệm Hòa giải viên. Quyết định này được gửi cho người bị miễn nhiệm và Tòa án nơi họ làm việc.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định miễn nhiệm, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xóa tên Hòa giải viên bị miễn nhiệm khỏi danh sách Hòa giải viên, công bố danh sách Hòa giải viên bị miễn nhiệm trên Trang thông tin điện tử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và niêm yết tại trụ sở Tòa án nơi Hòa giải viên đã làm việc; đồng thời gửi đến Tòa án nhân dân tối cao để công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao.
4. Tòa án nhân dân cấp tỉnh thu hồi thẻ Hòa giải viên sau khi xóa tên Hòa giải viên.

Theo đó, Hòa giải viên tại tòa án sẽ bị miễn nhiễm khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Theo nguyện vọng của Hòa giải viên;

- Không còn đáp ứng một trong các điều kiện để được bổ nhiệm làm Hòa giải viên (được quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020);

- Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân, công nhân công an.

Miễn nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án trong trường hợp nào?

Miễn nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Quy trình miễn nhiệm Hòa giải viên được thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 10 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC thì việc miễn nhiệm Hòa giải viên được thực hiện theo quy trình như sau:

- Khi có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng tư vấn xem xét việc miễn nhiệm Hòa giải viên.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh có văn bản, Hội đồng tư vấn tổ chức họp xem xét và ra nghị quyết về việc miễn nhiệm Hòa giải viên.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh trình:

+ Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm Hòa giải viên; xóa tên Hòa giải viên khỏi danh sách, thu hồi thẻ Hòa giải viên, thông báo công khai trên Trang thông tin điện tử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và niêm yết tại trụ sở Tòa án nơi họ làm việc;

+ Đồng thời, gửi Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Tổ chức - Cán bộ) để báo cáo và công bố trên Cổng thông tin điện tử theo quy định.

Nghĩa vụ của Hòa giải viên tại Tòa án?

Căn cứ khoản 2 Điều 14 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định như sau:

Quyền, nghĩa vụ của Hòa giải viên
...
2. Hòa giải viên có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tiến hành hòa giải, đối thoại theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này;
b) Tuân thủ pháp luật, độc lập, vô tư, khách quan;
c) Bảo đảm bí mật thông tin theo quy định của Luật này;
d) Không ép buộc các bên hòa giải, đối thoại trái với ý chí của họ;
đ) Không được nhận tiền, lợi ích từ các bên;
e) Từ chối tiến hành hòa giải, đối thoại nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều 18 của Luật này;
g) Tôn trọng sự thỏa thuận, thống nhất của các bên, nếu nội dung thỏa thuận, thống nhất đó không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
h) Từ chối tham gia tố tụng với tư cách là người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng đối với vụ việc mà mình đã tiến hành hòa giải, đối thoại nhưng không thành và được chuyển cho Tòa án giải quyết theo trình tự tố tụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Như vậy, Hòa giải viên tại Tòa án có những nghĩa vụ được quy định như trên.

Hòa giải viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Hòa giải viên có quyền tham khảo ý kiến của cơ quan chuyên môn khi hòa giải không?
Lao động tiền lương
Hòa giải viên tại Tòa án có các quyền mời người có uy tín tham gia hòa giải hay không?
Lao động tiền lương
Sĩ quan có được bổ nhiệm Hòa giải viên hay không?
Lao động tiền lương
Thời hạn hòa giải viên kết thúc việc hòa giải tranh chấp lao động cá nhân được tính từ khi nào?
Lao động tiền lương
Không bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Miễn nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Số lượng Hòa giải viên tại mỗi Tòa án là bao nhiêu người?
Lao động tiền lương
Mức thù lao của Hòa giải viên tại Tòa án hiện nay là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
TAND TP.HCM thông báo tuyển chọn bổ sung Hòa giải viên năm 2023, chỉ tiêu, đối tượng dự tuyển ra sao?
Đi đến trang Tìm kiếm - Hòa giải viên
580 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào