MBTI là gì? Test tính cách MBTI để định hướng nghề nghiệp như thế nào?
MBTI là gì?
MBTI, viết tắt của Myers-Briggs Type Indicator, là một hệ thống phân loại tính cách dựa trên các chiều trắc nghiệm. Nó được tạo ra bởi mẹ con bà Katherine Cook Briggs (1875-1968) và bà Isabel Briggs Myers (1897-1980).
Công cụ MBTI được phát triển bởi Katharine Cook Briggs và đứa con gái duy nhất của bà là Isabel Briggs Myers vào năm 1942 dựa trên các lý thuyết do bác sĩ tâm lý người Thụy Sĩ Carl Jung khởi xướng trong công trình nghiên cứu “Psychological Types” của ông.
Về lý thuyết của Carl Jung về các loại tâm lý, ông cho rằng tình cách của con người được hình thành dựa trên sự tồn tại của 4 chức năng tâm lý thiết yếu: Chức năng phán đoán (suy nghĩ và cảm giác) và chức năng nhận thức (cảm giác và trực giác). Kế thừa điều này, Katharine Cook Briggs và Isabel Briggs Myers đã phân loại tính cách dựa trên 4 tiêu chí gồm:
- Nơi bạn tập trung sự chú ý - Hướng ngoại (Extraversion) hoặc Hướng nội (Introversion);
- Cách bạn tiếp nhận thông tin - Giác quan (Sensing) hoặc Trực giác (iNtuition);
- Cách bạn đưa ra quyết định - Lý trí (Thinking) hoặc Cảm tính (Feeling);
- Cách bạn đối mặt với thế giới - Nguyên tắc (Judging) hoặc Linh hoạt (Perceiving).
Test tính cách MBTI để định hướng nghề nghiệp như thế nào?
Test tính cách MBTI để định hướng nghề nghiệp như thế nào?
Tính cách MBTI cung cấp một cái nhìn sâu hơn về tính cách và cách tiếp cận cuộc sống, từ đó giúp cá nhân hiểu rõ hơn về những ngành nghề phù hợp với tính cách của mình.
Từ 4 tiêu chí nêu trên, mô hình tính cách MBTI có tổng cộng 16 nhóm tính cách. Không có sự kết hợp nào được coi là tốt hơn hay kém hơn những sự lựa chọn còn lại. Cả 16 nhóm tính cách đều có giá trị ngang nhau.
1. Người trách nhiệm (ISTJ)
Đặc điểm của những người thuộc nhóm ISTJ như sau:
+ ISTJs thích lên kế hoạch cẩn thận. Họ thích mọi thứ được sắp xếp theo trật tự và rất chú ý đến từng chi tiết. Khi mọi thứ đang rối ren, những người có kiểu tính cách này sẽ không thể nghỉ ngơi cho đến khi họ đã sắp xếp mọi thứ ổn thỏa và công việc đã hoàn thành;
+ ISTJs là người sống có trách nhiệm và sống thực tế. Họ biết cách đạt được mục tiêu và hoàn thành dự án với tốc độ ổn định. ISTJs thường được mô tả là người đáng tin cậy;
2. Người bảo vệ (ISFJ)
Dưới đây là những đặc điểm chính của kiểu tính cách này:
+ ISFJs có óc quan sát, sống nội tâm và có xu hướng ít nói, tuy nhiên họ lại là có khả năng quan sát nhạy bén. Và bởi vì rất nhạy bén nên ISFJs rất giỏi trong việc ghi nhớ thông tin chi tiết về người khác;
+ ISFJs có xu hướng kìm nén cảm xúc của chính họ. Thay vì chia sẻ cảm xúc, ISFJs chọn cách tự kìm nén. Khi đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, chẳng hạn như bệnh tật hoặc cái chết của một người thân yêu, họ luôn giữ im lặng về những gì họ đang trải qua để tránh tạo gánh nặng cho người khác;
+ ISFJs thích những sự kiện thực tế hơn là lý thuyết trừu tượng;
+ ISFJs luôn cố gắng duy trì trật tự trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Họ phát triển tốt nhất trong môi trường có lộ trình thăng tiến rõ ràng, nơi họ được hướng dẫn từng bước.
3. Người chế tạo (ISTP)
Đặc điểm của những người thuộc nhóm ISTP như sau:
+ Những người có tính cách ISTP chú trọng tới kết quả. Khi có vấn đề, họ muốn nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân cơ bản và nhanh chóng đưa ra giải pháp;
+ ISTPs thích những trải nghiệm mới mẻ. Họ thường tham gia trò chơi tìm kiếm cảm giác mạnh hoặc tốc độ nhanh như lái xe mô tô, lướt ván, nhảy bungee, lướt sóng,...
+ ISTP thích đưa ra các đánh giá dựa trên các tiêu chí khách quan hơn là dựa vào niềm tin;
+ ISTP thường được mô tả là ít nói, nhưng có thái độ dễ gần với người khác;
+ ISTP không giỏi trong việc đồng cảm với tâm trạng của người khác và đôi khi có thể bị coi là hơi thiếu tinh tế bởi họ cũng phớt lờ cảm xúc của chính mình;
+ ISTPs có xu hướng dè dặt, nhưng họ luôn giữ một cái đầu lạnh và sẵn sàng đương đầu với khủng hoảng.
4. Nghệ sĩ (ISFP)
Đặc điểm của những người thuộc nhóm ISFP như sau:
+ISFPs thường không đưa ra quyết định ngay lập tức mà trì hoãn để xem tình hình có thể thay đổi hay không;
+ ISFPs được đánh giá là tốt bụng, thân thiện, nhạy cảm và ít nói. Họ cũng nổi tiếng là người ôn hòa và chu đáo với người khác;
+ ISFPs thích tập trung vào các chi tiết nhỏ;
+ ISFPs sống rất thực tế. Họ dành phần lớn thời gian của mình để lên kế hoạch cho hiện tại hơn là lo lắng cho tương lai. Họ thích môi trường học tập thiên về việc tích lũy kinh nghiệm thực tế hơn là thiên về lý thuyết trừu tượng.
5. Người ủng hộ (INFJ)
Đặc điểm của những người thuộc nhóm INFJ như sau:
+ INFJs thường tỏ ra trầm lặng và tập trung cao độ vào những gì mà họ đang nghĩ. Họ có một niềm tin sâu sắc rằng bản thân mình có thể đạt được điều mình muốn. Bởi vì đặc điểm này, đôi khi INFJs sẽ bị coi là bướng bỉnh và bảo thủ;
+ INFJs đều là những nhà hoạt động xã hội vĩ đại, đóng góp công sức rất lớn trong việc giải quyết những vấn đề như chiến tranh, nghèo đói, dịch bệnh, vi phạm nhân quyền,…Đó là điều khiến INFJs trở nên khác biệt với những kiểu tính cách còn lại;
+ INFJs thích kiểm soát bằng cách lập kế hoạch và đưa ra quyết định càng sớm càng tốt. Khi đưa ra quyết định, INFJs chủ yếu dựa vào trực giác của họ hơn là sự thật khách quan. Họ phân biệt rất rõ giữa điều tốt và điều xấu, chẳng qua họ hy vọng có thể làm cho nó tốt hơn mà thôi;
+ INFJs rất hạn chế trong việc chia sẻ cảm xúc cá nhân với người khác, ngoại trừ những người có mối quan hệ thực sự thân thiết. Kể cả không được giữ chức vụ lãnh đạo công khai thì trong mắt mọi người, INFJs vẫn luôn là người lãnh đạo thầm lặng.
6. Người hòa giải (INFP)
Đặc điểm của những người thuộc nhóm INFP như sau:
+ INFPs thường tỏ ra ít nói và dè dặt. Những người thuộc nhóm tính cách này dành phần lớn thời gian trong cuộc đời để khám phá mục đích sống của bản thân, đồng thời suy nghĩ xem nên làm thế nào để phục vụ nhân loại một cách tốt nhất nhờ các kỹ năng mà họ có;
+ INFPs thường tập trung vào bức tranh tổng thể hơn là các chi tiết xung quanh;
+ INFPs không đưa ra quyết định vội để đề phòng trường hợp sự việc có gì đó thay đổi. Khi các quyết định được đưa ra, chúng thường dựa vào cảm xúc cá nhân hơn là thông tin khách quan.
7. Nhà khoa học (INTJ)
Đặc điểm của những người thuộc nhóm INTJ như sau:
+ INTJs vô cùng tò mò và tập trung vào việc tìm hiểu thế giới xung quanh. Họ không ngừng tiếp thu thông tin và ý tưởng mới, sau đó nhanh chóng đi đến kết luận. Họ có thể hiểu những điều mới một cách nhanh chóng. Trong quá trình tìm tòi những các phương án tốt hơn, họ sẵn sàng chấp nhận bị từ chối và không ngại phá vỡ các quy tắc trước đó;
+ INTJs là người cầu toàn. Họ không chỉ đặt ra những yêu cầu khắt khe với bản thân mình mà còn cho cả đồng nghiệp và cấp dưới;
+ INTJs thiên về tư duy logic hơn là cảm nhận trực quan. Họ lúc nào cũng muốn kiểm soát mọi thứ theo một định hướng rõ ràng. Vì vậy INTJs thường là người độc lập mạnh mẽ. Đôi khi INTJs tự ý đưa ra quyết định mà không xem xét ý kiến của bất kỳ ai khác. Đây là nhược điểm mà INTJs cần sửa chữa vì nó có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ và cảm xúc của người khác;
+ INTJs quan niệm rằng những cuộc nói chuyện phiếm là điều hết sức vô nghĩa và ngu ngốc. Đó là lý do vì sao các nhà làm phim điện ảnh lại mô phỏng nhân vật phản diện của mình theo kiểu tính cách này.
8. Nhà tư tưởng (INTP)
Đặc điểm của những người thuộc nhóm INTP như sau:
+ INTPs có xu hướng rất chi tiết. Họ thường chia những thứ lớn hơn thành các chi tiết nhỏ để xem mọi thứ hoạt động với nhau như thế nào. Khi thu thập thông tin mới, họ so sánh và đối chiếu thông tin đó với những gì họ đã biết để đưa ra dự đoán về những gì họ tin rằng sẽ xảy ra kế tiếp;
Mặc dù là người hướng nội nhưng INTPs có thể khá hướng ngoại khi họ ở xung quanh những người mà họ quen thuộc và thoải mái;
+ INTPs là những người suy nghĩ logic và dựa vào thông tin khách quan nhiều hơn là cảm nhận chủ quan. Họ muốn hiểu đầy đủ về điều gì đó trước khi sẵn sàng chia sẻ ý kiến hoặc đưa ra hành động.
9. Người thuyết phục (ESTP)
Đặc điểm của những người thuộc nhóm ESTP như sau:
+ ESTPs có xu hướng đưa ra quyết định nhanh chóng. Khi đối mặt với vấn đề, những người có kiểu tính cách này nhanh chóng xem xét sự việc và đưa ra giải pháp ngay lập tức. Họ có xu hướng ứng biến hơn là dành nhiều thời gian cho việc lập kế hoạch;
+ ESTPs thích thực tế hơn là các lý thuyết hoặc khái niệm trừu tượng. Khi tìm hiểu về một điều gì đó mới mẻ, họ không chỉ dừng lại ở việc đọc trong sách giáo khoa hoặc nghe giảng, họ muốn tự mình trải nghiệm điều đó;
+ ESTPs sẵn sàng chấp nhận rủi ro để hoàn thành công việc;
+ ESTPs rất tinh ý. Họ có khả năng quan sát tuyệt vời và có thể nhận thấy những điều mà người khác bỏ qua.
10. Người giám sát (ESTJ)
Đặc điểm của những người thuộc nhóm ESTJ như sau:
+ ESTJs dựa vào thông tin khách quan và logic để đưa ra quyết định hơn là cảm xúc cá nhân;
+ ESTJs có xu hướng rất thực tế. Họ thích tìm hiểu về những thứ mà họ có thể nhìn thấy và sử dụng được trong thế giới thực hơn là những thứ trừu tượng hoặc lý thuyết suông;
+ ESTJs có xu hướng ít quan tâm đến sự mới lạ và tập trung nhiều hơn vào sự quen thuộc. Mặc dù xu hướng này có thể mang lại cho họ sự ổn định nhưng nó cũng có thể khiến ESTJs trở thành người cứng đầu và cố chấp.
11. Người biểu diễn (ESFP)
Đặc điểm của những người thuộc nhóm ISTJ như sau:
+ ESFPs thích tập trung vào hiện tại hơn là nghĩ về tương lai xa. Họ cũng thích tìm hiểu về các sự kiện cụ thể hơn là các ý tưởng lý thuyết;
+ Khi giải quyết vấn đề, ESFPs tin tưởng vào khả năng của bản thân để đưa ra giải pháp;
+ ESFPs hành động một cách ngẫu hứng và không dành nhiều thời gian để lập ra kế hoạch hoặc lịch trình;
+ ESFPs được nhận xét là người ấm áp, dễ tính và yêu thích sự vui vẻ.
12. Người chăm sóc (ESFJ)
Đặc điểm của những người thuộc nhóm ESFJ như sau:
+ ESFJs tập trung vào hiện tại hơn là tương lai. Họ quan tâm đến những chi tiết cụ thể, tức thời hơn là những thông tin lý thuyết hay trừu tượng;
+ ESFJs thích lên kế hoạch trước cho mọi việc. Lập kế hoạch giúp những người có kiểu tính cách này cảm thấy kiểm soát thế giới xung quanh nhiều hơn;
+ ESFJs là những người giỏi quan sát người khác và rất giỏi trong việc mang đến những điều tốt nhất cho mọi người. Vì họ rất giỏi trong việc giúp người khác cảm thấy hài lòng về bản thân nên mọi người cảm thấy bị thu hút bởi các ESFJ.
13. Người truyền cảm hứng (ENFP)
Đặc điểm của những người thuộc nhóm ENFP như sau:
+ Những người có kiểu tính cách này rất không thích công việc thường ngày và thích suy nghĩ tương lai. Mặc dù họ rất giỏi trong việc đưa ra những ý tưởng mới, nhưng đôi khi họ vẫn gác lại những nhiệm vụ quan trọng cho đến phút cuối cùng;
+ ENFPs dễ bị phân tâm, đặc biệt là khi họ đang làm việc gì đó có vẻ nhàm chán hoặc không có hứng thú;
+ Khi đưa ra quyết định, ENFPs dựa vào cảm giác hơn là dựa trên logic và tiêu chí khách quan.;
+ ENFPs rất linh hoạt và có khả năng thích ứng cao với sự thay đổi.
14. Người chỉ dạy (ENFJ)
Đặc điểm của những người thuộc nhóm ENFJ như sau:
+ ENFJs dành phần lớn thời gian để quan tâm đến việc người khác đến mức bỏ bê nhu cầu của bản thân;
+ ENFJs thích nghĩ về tương lai hơn là hiện tại. Họ có thể tập trung vào mục tiêu lớn đến nỗi bỏ sót những chi tiết trước mắt;
+ ENFJs có xu hướng quá khắt khe với bản thân. Họ sẽ tự đổ lỗi cho bản thân khi mọi việc diễn ra không như ý muốn, nhưng cũng không tin tưởng vào bản thân khi mọi việc diễn ra tốt đẹp;
+ ENFJ rất giỏi trong việc duy trì mối quan hệ hài hòa. Vì lý do này, họ có thể là những nhà lãnh đạo xuất sắc và mang lại sự nhiệt tình cho cả nhóm.
15. Người có tầm nhìn xa (ENTP)
Đặc điểm của những người thuộc nhóm ENTP như sau:
+ ENTPs thích tương tác với nhiều người. Họ là những người giỏi trò chuyện và thích thu hút người khác tham gia vào một cuộc tranh luận. Họ được nhận xét là người thoải mái và dễ hòa đồng. Tuy nhiên, đôi khi ENTPs có thể bị cuốn vào những ý tưởng hoặc kế hoạch của mình đến mức đánh mất các mối quan hệ thân thiết;.
+ ENTPs tập trung vào tương lai hơn là những sự việc trước mắt. Họ có thói quen bắt đầu các dự án rồi không bao giờ hoàn thành chúng, bởi vì họ quá tập trung vào bức tranh lớn hơn là nhu cầu hiện tại;
+ ENTPs có thể tiếp thu những kiến thức mới khá nhanh chóng, nhưng họ lại chậm trễ trong việc ra quyết định. Họ muốn chờ xem điều gì sẽ xảy ra;
Khi đưa ra quyết định, ENTPs tin tưởng vào bằng chứng lý trí hơn là thông tin chủ quan, cảm tính.
16. Người chỉ huy (ENTJ)
Đặc điểm của những người thuộc nhóm ENTJ như sau:
+ ENTJs là những người khả năng giao tiếp tốt, giỏi phát hiện vấn đề và đảm nhận nhiệm vụ một cách xuất sắc. Những lý do này khiến họ sinh ra đã có tố chất trở thành nhà lãnh đạo. Họ tập trung vào việc giải quyết vấn đề một cách hiệu quả;
+ ENTJs thích lập kế hoạch. Việc đưa ra quyết định và lên kế hoạch về lịch trình hoặc quá trình hành động mang lại cho họ cảm giác có thể kiểm soát;
+ ENTJs dễ che giấu cảm xúc và tình cảm của bản thân. Họ coi đó là điểm yếu không nên để người khác biết;
+ ENTJs có tư duy cầu tiến và không ngại thay đổi. Họ tin tưởng vào bản năng của mình, mặc dù họ có xu hướng hối tiếc khi đưa ra kết luận quá nhanh;
Khi đưa ra quyết định, ENTJs chú trọng nhiều hơn vào thông tin khách quan và logic. Cảm xúc cá nhân và cảm xúc của người khác không ảnh hưởng nhiều đến lựa chọn của họ.
Lưu ý: MBTI có thể là một công cụ hữu ích để hiểu rõ hơn về tính cách và hỗ trợ quá trình chọn nghề nghiệp. Tuy nhiên, đây chỉ mang tính chất tham khảo, hãy luôn cân nhắc nhiều yếu tố khác phù hợp với tình hình thực tế, mong muốn để đưa ra quyết định tốt nhất cho tương lai nghề nghiệp của mình.
Mức lương của sinh viên mới ra trường là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có giải thích về mức lương tối thiểu như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
...
Như vậy, mức lương tối thiểu có thể coi là mức lương tối thấp mà người lao động có thể nhận được khi thực hiện công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động thông thường.
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP có quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, sinh viên mới ra trường tuỳ theo năng lực sẽ được chi trả các mức lương phù hợp tuy nhiên không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng nên trên.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?