Máy tìm kiếm là gì? Máy tìm kiếm hoạt động như thế nào để thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm việc làm?
- Máy tìm kiếm là gì? Máy tìm kiếm hoạt động như thế nào để thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm việc làm?
- Quyền của người lao động về tìm kiếm việc làm như thế nào?
- Hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm của trung tâm dịch vụ việc làm có tính phí không?
- Trung tâm dịch vụ việc làm được thành lập để thực hiện công việc gì?
Máy tìm kiếm là gì? Máy tìm kiếm hoạt động như thế nào để thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm việc làm?
Máy tìm kiếm, hay còn gọi là công cụ tìm kiếm (Search Engine), là hệ thống phần mềm sử dụng trên Internet để trả lời các truy vấn của người dùng. Khi bạn nhập từ khóa vào máy tìm kiếm, nó sẽ tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu thông tin và trả về danh sách các kết quả phù hợp nhất.
Người lao động có thể sử dụng máy tìm kiếm để tra cứu việc làm. Máy tìm kiếm hoạt động qua ba bước chính:
- Thu thập dữ liệu (Crawling): Các chương trình tự động gọi là "crawler" hoặc "spider" quét và thu thập dữ liệu từ hàng tỷ trang web trên Internet. Các crawler này theo dõi các liên kết từ trang này sang trang khác để khám phá các trang mới hoặc cập nhật nội dung của các trang cũ.
- Lập chỉ mục (Indexing): Dữ liệu thu thập được phân loại và sắp xếp vào kho lưu trữ. Quá trình này giúp máy tìm kiếm hiểu nội dung của các trang web và lưu trữ chúng trong cơ sở dữ liệu để truy xuất sau này.
- Truy xuất dữ liệu (Retrieval): Khi người dùng nhập từ khóa tìm kiếm, máy tìm kiếm sẽ truy xuất và hiển thị các kết quả phù hợp nhất từ cơ sở dữ liệu. Các kết quả này được xếp hạng dựa trên nhiều yếu tố như mức độ liên quan, chất lượng nội dung, và độ tin cậy của trang web.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Máy tìm kiếm là gì? Máy tìm kiếm hoạt động như thế nào? (Hình từ Internet)
Quyền của người lao động về tìm kiếm việc làm như thế nào?
Theo Điều 10 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Quyền làm việc của người lao động
1. Được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.
2. Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình.
Theo đó người lao động có quyền tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.
Việc tìm kiếm việc làm có thể thực hiện trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình.
Hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm của trung tâm dịch vụ việc làm có tính phí không?
Theo Điều 13 Nghị định 23/2021/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm của trung tâm dịch vụ việc làm như sau:
Trách nhiệm của trung tâm dịch vụ việc làm
1. Thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động và cung cấp thông tin thị trường lao động miễn phí.
2. Bảo đảm chất lượng dịch vụ sự nghiệp công về việc làm theo các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
3. Tổ chức thực hiện các hoạt động giao dịch việc làm, xây dựng dữ liệu người tìm việc, việc làm trống để kết nối cung cầu lao động.
4. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm.
5. Định kỳ 06 tháng và hằng năm, báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này gửi cơ quan trực tiếp quản lý và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở. Báo cáo 06 tháng gửi trước ngày 20 tháng 6 và báo cáo hằng năm gửi trước ngày 20 tháng 12.
Theo đó thì việc hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm là trách nhiệm của trung tâm dịch vụ việc làm nên việc này sẽ được thực hiện miễn phí cho người lao động.
Trung tâm dịch vụ việc làm được thành lập để thực hiện công việc gì?
Theo Điều 38 Luật Việc làm 2013 quy định trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập thực hiện các nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ của trung tâm dịch vụ việc làm
1. Trung tâm dịch vụ việc làm có các nhiệm vụ sau đây:
a) Tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động và cung cấp thông tin thị trường lao động miễn phí;
b) Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Thu thập thông tin thị trường lao động;
d) Phân tích và dự báo thị trường lao động;
đ) Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm;
e) Đào tạo kỹ năng, dạy nghề theo quy định của pháp luật;
2. Trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này và thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Theo đó trung tâm dịch vụ việc làm được thành lập để thực hiện các công việc về tư vấn, hỗ trợ việc làm cho người lao động, cung ứng lao động cho người sử dụng lao động cũng như các hoạt động về thu nhập, phân tích, dự báo về thị trường lao động,...
Ngoài ra trung tâm dịch vụ việc làm còn thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.











- Sửa Nghị định 178 về nghỉ hưu trước tuổi: Chính thức mức hưởng lương hưu là 45% áp dụng cho đối tượng nào?
- Chốt mức lương mới của CBCCVC và LLVT sau khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu có đảm bảo cao hơn mức lương hiện hưởng hay không?
- Ban hành thêm tiêu chí đánh giá, giải quyết nghỉ hưu trước tuổi cho cán bộ công chức viên chức và người lao động thì tiêu chí phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu gì tại Hướng dẫn 01?
- Xem diễu binh 30 4 nên đi bằng phương tiện gì theo khuyến cáo của Phòng cảnh sát giao thông thành phố Hồ Chí Minh? Đi làm vào ngày diễu binh 30 4 năm 2025 thì được trả lương như thế nào?
- Toàn bộ cán bộ công chức phải nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 được sửa đổi bổ sung để chuyển đổi nghề nghiệp có mức ưu tiên thế nào tại Hướng dẫn 01?