Mẫu tờ trình cử công chức tham dự kỳ thi nâng ngạch Thư ký tòa án được viết như thế nào?
Hồ sơ dự thi nâng ngạch Thư ký tòa án bao gồm những giấy tờ nào?
Tại Điều 14 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 có quy định như sau:
Hồ sơ dự thi nâng ngạch
Hồ sơ dự thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, gồm có các tài liệu như sau:
1. Tờ trình cử công chức tham dự kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án (theo mẫu ban hành kèm theo Phụ lục số 3).
2. Danh sách tham dự kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án (theo mẫu ban hành kèm theo Phụ lục số 4).
3. Hồ sơ cá nhân của người được cử tham dự kỳ thi nâng ngạch, gồm:
a) Sơ yếu lý lịch của công chức theo Mẫu số 2C (do Bộ Nội vụ ban hành), có xác nhận của cơ quan sử dụng công chức;
b) Bản nhận xét, đánh giá công chức của người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức theo các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 13 của Quy định này;
c) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của ngạch đăng ký dự thi được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;
d) Các tài liệu, giấy tờ khác theo quy định của tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức dự thi (nếu có).
Theo đó, hồ sơ dự thi nâng ngạch Thư ký tòa án bao gồm có các tài liệu như sau:
- Tờ trình cử công chức tham dự kỳ thi nâng ngạch Thư ký tòa án.
- Danh sách tham dự kỳ thi nâng ngạch Thư ký tòa án (theo mẫu tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017).
Mẫu tờ trình cử công chức tham dự kỳ thi nâng ngạch Thư ký tòa án được viết như thế nào? (Hình từ Internet)
Mẫu tờ trình cử công chức tham dự kỳ thi nâng ngạch Thư ký tòa án được viết như thế nào?
Hiện nay, Mẫu tờ trình cử công chức tham dự kỳ thi nâng ngạch Thư ký tòa án được thực hiện theo Phụ lục số 3 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017, cụ thể như sau:
Tải Mẫu tờ trình cử công chức tham dự kỳ thi nâng ngạch Thư ký tòa án: Tại đây
Thí sinh tham dự kỳ thi nâng ngạch Thư ký tòa án phải tuân thủ những quy định nào?
Tại Điều 1 Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 có quy định như sau:
Quy định đối với thí sinh tham dự kỳ thi
1. Phải có mặt trước phòng thi đúng giờ quy định. Trang phục theo đúng quy định của Tòa án nhân dân.
2. Xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ công chức để giám thị phòng thi đối chiếu khi gọi vào phòng thi.
3. Ngồi đúng chỗ theo số báo danh, để Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ công chức lên mặt bàn để giám thị phòng thi và các thành viên Hội đồng thi kiểm tra.
4. Chỉ được mang vào phòng thi bút viết, thước kẻ; không mang vào phòng thi điện thoại, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính, các phương tiện thông tin khác và các loại giấy tờ, tài liệu có liên quan đến nội dung thi (trừ trường hợp đề thi có quy định khác).
5. Chỉ sử dụng loại giấy thi được phát để làm bài thi, không được làm bài thi trên giấy khác. Phải ghi đầy đủ các mục quy định trong giấy làm bài thi. Mỗi tờ giấy thi phải có đủ chữ ký của 02 giám thị phòng thi, bài thi không có đủ chữ ký của 02 giám thị phòng thi được xem là không hợp lệ.
6. Bài thi chỉ được viết bằng một loại mực có màu xanh hoặc màu đen. Không được sử dụng các loại mực màu khác, mực nhũ, mực phản quang, bút chì để làm bài thi.
7. Trừ phần ghi bắt buộc trên trang phách, thí sinh không được ghi họ tên, chữ ký của thí sinh, chức danh, tên cơ quan, hoặc các dấu hiệu khác lên bài thi.
8. Giữ trật tự và không được hút thuốc trong phòng thi.
9. Không được trao đổi với người khác trong thời gian thi, không được trao đổi giấy thi, giấy nháp, không được quay cóp bài thi của thí sinh khác hoặc có bất kỳ một hành động gian lận nào khác để đạt được kết quả thi tốt hơn.
10. Nếu cần hỏi điều gì, phải hỏi công khai giám thị phòng thi.
11. Trường hợp cần viết lại thì gạch chéo hoặc gạch ngang phần đã viết trong bài thi (trừ trường hợp đề thi có quy định khác).
12. Chỉ được ra ngoài phòng thi sau 2/3 thời gian làm bài và phải được sự đồng ý của giám thị phòng thi. Không giải quyết cho thí sinh ra ngoài phòng thi đối với môn thi có thời gian dưới 60 phút.
13. Trong trường hợp thí sinh có đau, ốm bất thường thì phải báo cáo giám thị phòng thi và giám thị phòng thi phải báo ngay cho Trưởng ban coi thi xem xét, giải quyết.
14. Ngừng làm bài và nộp bài cho giám thị phòng thi ngay sau khi giám thị phòng thi tuyên bố hết thời gian làm bài thi. Phải ghi rõ số tờ, số trang của bài thi đã nộp và ký vào danh sách nộp bài thi. Trường hợp không làm được bài, thí sinh cũng phải nộp lại giấy thi.
Theo đó, thí sinh tham dự kỳ thi nâng ngạch Thư ký tòa án phải tuân thủ những quy định được nêu trên.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?