Mẫu tờ rời BHXH có dạng ra sao? Tờ rời BHXH chứa những thông tin gì?
Nội dung ghi trên trang tờ rời BHXH là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1035/QĐ-BHXH năm 2015 có quy định nội dung ghi trên tờ rờ BHXH như sau:
2. Nội dung ghi trên trang tờ rời sổ BHXH:
2.1. Tiêu đề: Ghi dòng chữ “QUÁ TRÌNH ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI”
2.2. Các tiêu thức quản lý người tham gia BHXH:
- Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số sổ: Ghi nội dung như quy định tại Tiết c, Điểm 1.2, Khoản 1, Điều 4 Quy định này.
- Số thứ tự (số tờ): ghi ở cuối dòng ghi “ngày, tháng, năm sinh”, theo số tự nhiên “Tờ 1”, “Tờ 2”, ... “Tờ n”. Trường hợp cấp lại sổ BHXH hoặc chỉ cấp lại tờ rời sổ BHXH thực hiện theo quy định tại Tiết 2.5.1, Điểm 2.5, Khoản 2, Điều 5 Quy định này.
2.3. Quá trình đóng BHXH (được chia thành 05 cột như sau):
2.3.1. Cột 1, cột 2 “Từ tháng năm”, “Đến tháng năm”: Ghi khoảng thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN, BHXH tự nguyện của người tham gia không thay đổi một trong những yếu tố như: cấp bậc, chức vụ, chức danh nghề, công việc, đơn vị làm việc, nơi làm việc, tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHTN, BHXH tự nguyện và khoảng thời gian đóng BHTN đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
2.3.2. Cột 3 “Diễn giải”:
a) Đối với người tham gia BHXH bắt buộc ghi các nội dung:
- Cấp bậc, chức vụ, chức danh nghề, công việc; tên đơn vị.
+ Cấp bậc, chức vụ: Ghi cấp bậc, chức vụ của người tham gia, để xác định tiền lương hoặc phụ cấp đóng BHXH.
+ Chức danh nghề, công việc: Ghi chức danh nghề, công việc của người tham gia, để xác định mức độ công việc (bình thường; nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm).
+ Tên đơn vị: Ghi tên đơn vị nơi người tham gia đóng BHXH.
- Nơi làm việc: Ghi xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh), tỉnh (thành phố) để xác định nơi làm việc có phụ cấp khu vực hoặc không có phụ cấp khu vực.
* Đối với người tham gia thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
- Tiền lương đóng quỹ HT, TT (đồng).
- Tiền lương đóng quỹ ÔĐ, TS (đồng).
- Tiền lương đóng quỹ TNLĐ, BNN (đồng).
- Tiền lương đóng BHTN (đồng).
+ Lương theo ngạch, bậc/cấp bậc quân hàm (hệ số).
+ Phụ cấp chức vụ (hệ số).
+ Phụ cấp khu vực (hệ số).
+ Hệ số chênh lệch, bảo lưu (hệ số).
+ Phụ cấp thâm niên vượt khung (%).
+ Phụ cấp thâm niên nghề (%).
+ Phụ cấp tái cử (%).
* Đối với người tham gia theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
- Tiền lương đóng quỹ HT, TT (đồng).
- Tiền lương đóng quỹ ÔĐ, TS (đồng).
- Tiền lương đóng quỹ TNLĐ, BNN (đồng).
- Tiền lương đóng BHTN (đồng).
+ Mức lương (đồng).
+ Phụ cấp lương (đồng).
+ Bổ sung khác (đồng).
b) Đối với người tham gia BHXH tự nguyện ghi các nội dung:
- Tham gia BHXH tự nguyện tại BHXH huyện ……, tỉnh ……..
- Thu nhập đóng quỹ HT, TT (đồng).
+ Người tham gia đóng (đồng).
+ Nhà nước hỗ trợ đóng (đồng).
c) Đối với người tham gia đã hưởng trợ cấp thất nghiệp ghi các nội dung:
“Đã hưởng trợ cấp thất nghiệp theo:
QĐ số….. ngày .../ .../……..
Của………………………”
d) Đối với người tham gia nghỉ thai sản, nghỉ ốm trên 14 ngày, nghỉ không hưởng lương hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động không đóng BHXH, BHTN:
“Lý do không đóng ”
2.3.3. Cột 4 “Căn cứ đóng”: Ghi số tiền, hệ số hoặc tỷ lệ cùng hàng với các nội dung diễn giải ở cột 3. Đối với người tham gia đã hưởng trợ cấp thất nghiệp, nghỉ thai sản, nghỉ ốm dài ngày, nghỉ không hưởng lương hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động không đóng BHXH thì đánh dấu chữ (x).
2.3.4. Cột 5 “Tỷ lệ đóng (%)”: Ghi tỷ lệ cùng hàng tiền lương đóng quỹ HT, TT; ÔĐ, TS; TNLĐ, BNN; BHTN hoặc thu nhập đóng quỹ HT, TT (BHXH tự nguyện). Đối với người tham gia đã hưởng trợ cấp thất nghiệp, nghỉ thai sản, nghỉ ốm dài ngày, nghỉ không hưởng lương hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động không đóng BHXH thì đánh dấu chữ (x).
2.4. Bên ngoài các nội dung ghi tại các Điểm 2.3, Khoản 2, Điều 4 Quy định này, có khung viền nét đơn màu đen.
2.5. Ghi, xác nhận, chốt sổ BHXH.
2.5.1. Ghi, xác nhận thời gian đóng, điều chỉnh thời gian đóng BHXH hằng năm của người tham gia đang đóng BHXH, BHTN (Phụ lục 4.1). Dưới phần ghi quá trình đóng BHXH trong năm ghi các dòng chữ:
a) Đối với người tham gia BHXH bắt buộc.
“- Thời gian đóng quỹ HT, TT của năm .... là .... tháng.
- Lũy kế thời gian đóng quỹ HT, TT đến tháng …/… là .... năm .... tháng. (Trong đó BHXH bắt buộc là .... năm .... tháng).
- Thời gian đóng BHTN chưa hưởng năm .... là .... tháng.
- Lũy kế thời gian đóng BHTN chưa hưởng là .... năm .... tháng.”
b) Đối với người tham gia BHXH tự nguyện:
“- Thời gian đóng quỹ HT, TT của năm .... là .... tháng.
- Lũy kế thời gian đóng quỹ HT, TT đến tháng …./…. là .... năm .... tháng. (Trong đó BHXH bắt buộc là .... năm .... tháng).
- Lũy kế thời gian đóng BHTN chưa hưởng là .... năm .... tháng.”
2.5.2. Ghi, chốt sổ BHXH cho người tham gia dừng đóng BHXH, BHTN (Phụ lục 4.2). Dưới phần ghi quá trình đóng BHXH, BHTN trong năm ghi các dòng chữ:
a) Đối với người tham gia BHXH bắt buộc.
“- Thời gian đóng quỹ HT, TT của năm .... là .... tháng.
- Tổng thời gian đóng quỹ HT, TT đến tháng …./…. là .... năm .... tháng. (Trong đó BHXH bắt buộc là .... năm .... tháng).
- Thời gian đóng BHTN chưa hưởng năm .... là .... tháng.
- Tổng thời gian đóng BHTN chưa hưởng là .... năm .... tháng.”
b) Đối với người tham gia BHXH tự nguyện.
“- Thời gian đóng quỹ HT, TT của năm .... là .... tháng.
- Tổng thời gian đóng quỹ HT, TT đến tháng …../….. là .... năm .... tháng. (Trong đó BHXH bắt buộc là .... năm .... tháng)
- Tổng thời gian đóng BHTN chưa hưởng là .... năm .... tháng.”
2.5.3. Ghi, chốt lại sổ BHXH đối với người tham gia đang bảo lưu điều chỉnh quá trình đóng BHXH hoặc kết thúc đợt hưởng trợ cấp thất nghiệp (Phụ lục 4.3):
“- Tổng thời gian đóng quỹ HT, TT đến tháng …./…. là .... năm .... tháng. (Trong đó BHXH bắt buộc là .... năm .... tháng)
- Tổng thời gian đóng BHTN chưa hưởng là ….. năm …. tháng.”
2.6. Mã vạch hai chiều:
- Mã vạch hai chiều mã hóa các thông tin cá nhân trên tờ rời sổ BHXH bao gồm: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số sổ và các dòng xác nhận thời gian đóng BHXH chưa hưởng của người tham gia đã được ghi trên sổ BHXH và chuỗi ký tự kiểm tra.
- Mã vạch hai chiều được in trên tờ rời cuối cùng của một lần in và ghi bên trái, ngang hàng với dấu của BHXH.
2.7. Phần ghi địa danh, ký và đóng dấu.
- Ghi địa danh, ngày, tháng, năm.
- Dưới cùng Giám đốc BHXH ký tên, đóng dấu.
* Lưu ý:
- Trong 01 lần in nếu có từ 02 tờ rời trở lên thì địa danh, ngày, tháng, năm và Giám đốc BHXH ký tên, đóng dấu in 01 lần ở tờ cuối cùng.
- Đối với các đơn vị có số lao động lớn, làm việc ở nhiều phân xưởng hoặc tổ, đội …, thì ở góc trái, bên dưới sát với lề in thêm mã ký hiệu phân xưởng hoặc tổ, đội... để thuận tiện cho việc quản lý.
Như vậy, tờ rời BHXH cần phải được ghi đầy đủ thông tin theo quy định nêu trên.
Mẫu tờ rời BHXH có dạng ra sao? Tờ rời BHXH chứa những thông tin gì? (Hình từ Internet)
Mẫu tờ rời BHXH có dạng ra sao?
Căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1035/QĐ-BHXH năm 2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam có quy định về mẫu tờ rời BHXH như sau:
Xem chi tiết Mẫu tờ rời Bảo hiểm xã hội: TẢI VỀ
Hướng dẫn tra cứu quá trình đóng BHXH online chi tiết nhất?
Hiện nay có 02 cách tra cứu quá trình đóng BHXH online đó là thông qua cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam, ứng dụng VssID cụ thể như sau:
Cách 1: Tra cứu trên cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam
Bước 1: Truy cập vào trang https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu và chọn mục “Tra cứu quá trình tham gia BHXH”. Sau khi lựa chọn, màn hình giao diện sẽ xuất hiện như sau:
Bước 2: Quy trình nhập thông tin tra cứu:
- Điền thông tin về tỉnh thành và cơ quan BHXH đã đăng ký tham gia bảo hiểm. - Nhập quãng thời gian cần tra cứu: từ tháng … đến tháng - Điền số CMND - Nhập đầy đủ họ và tên người tham gia BHXH và tích chọn có dấu hoặc không dấu. - Lấy mã số BHXH của cá nhân tham gia sau khi tra cứu nhập vào.
- Nhập số điện thoại đã đăng ký để nhận mã OTP
- Tích chọn vào ô “tôi không phải người máy” và chờ xác nhận.
- Click chuột vào ô “Lấy mà OTP”
- Kiểm tra tin nhắn điện thoại để lấy mã OTP được gửi về và nhập chính xác sau đó bấm “Tra cứu”. Lưu ý ở bước này cần thao tác nhanh, vì mã OTP gửi về chỉ có hiệu lực trong khoảng thời gian 4 phút, nếu quá thời gian này bạn sẽ phải thao tác lại để lấy mã khác.
- Sau khi bấm tra cứu, nếu các thông tin là hoàn toàn chính xác hệ thống sẽ trả về bảng kết quả với đầy đủ thông tin về thời gian tham gia, chức vụ, đơn vị công tác của người được tra cứu.
Cách 2: Tra cứu bằng ứng dụng VSSID
Bước 1: Mở ứng dụng VssID trên điện thoại. Điền mã số BHXH và mật khẩu và nhấn Đăng nhập để truy cập vào tài khoản VssID của bạn. Nếu chưa có tài khoản, bạn xem hướng dẫn đăng ký tài khoản VssID
Bước 2: Sau khi đăng nhập thành công, tại giao diện chính của ứng dụng, bạn chọn vào mục Quản lý cá nhân. Sau đó, chọn tiếp mục Quá trình tham gia.
Bước 3: Bạn chọn mục BHXH. Để xem thông tin chi tiết về thời gian tham gia, quyền lợi,... bạn nhấn vào biểu tượng con mắt icon con mắt.
Sau khi màn hình hiển thị quá trình tham gia bảo hiểm. Người dùng có thể xem chi tiết quá trình tham gia như thời gian, đơn vị, nghề nghiệp, chức vụ, mức đóng.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?