Mẫu tờ khai yêu cầu cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp có dạng ra sao?
- Mẫu tờ khai yêu cầu cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp có dạng ra sao?
- Hồ sơ yêu cầu cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp gồm những gì?
- Điều kiện để cá nhân được cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp là gì?
- Giám định viên cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật thì bị xử phạt như thế nào?
Mẫu tờ khai yêu cầu cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp có dạng ra sao?
Mẫu tờ khai yêu cầu cấp Thẻ giám định viên, làm theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 18/2011/TT-BKHCN, cụ thể như sau:
Mẫu tờ khai yêu cầu cấp Thẻ giám định viên theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 18/2011/TT-BKHCN: TẢI VỀ
Mẫu tờ khai yêu cầu cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp có dạng ra sao?
Hồ sơ yêu cầu cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Mục III Thông tư 01/2008/TT-BKHCN được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Thông tư 18/2011/TT-BKHCN thì hồ sơ yêu cầu cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp bao gồm:
- 02 Tờ khai yêu cầu cấp Thẻ giám định viên, làm theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 18/2011/TT-BKHCN ;
- Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện nghiệp vụ làm giám định viên sở hữu công nghiệp do Chủ tịch Hội đồng kiểm tra cấp theo quy định tại điểm c khoản 6 Mục II ban hành kèm theo Thông tư 01/2008/TT-BKHCN;
- Bản sao Chứng minh nhân dân;
- 02 ảnh 3x4 (cm);
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Điều kiện để cá nhân được cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp là gì?
Căn cứ quy định khoản 3 Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định như sau:
Giám định về sở hữu trí tuệ
...
3. Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ:
a) Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Thường trú tại Việt Nam;
c) Có phẩm chất đạo đức tốt;
d) Có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp thẻ giám định, đã qua thực tế hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực đó từ năm năm trở lên và đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ về giám định.
4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có quyền trưng cầu giám định về sở hữu trí tuệ khi giải quyết vụ việc mà mình đang thụ lý.
5. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và tổ chức, cá nhân khác có liên quan có quyền yêu cầu giám định về sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
6. Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ.
Như vậy, cá nhân được cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp khi đáp ứng đủ điều kiện sau đây:
- Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Thường trú tại Việt Nam;
- Có phẩm chất đạo đức tốt;
- Có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp thẻ giám định, đã qua thực tế hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực đó từ năm năm trở lên và đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ về giám định.
Xem hướng dẫn cụ thể về các điều kiện được cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp tiểu mục 2 Mục 1 Thông tư 01/2008/TT-BKHCN được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 04/2012/TT-BKHCN.
Giám định viên cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 4 Điều 8 Nghị định 99/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về giám định sở hữu công nghiệp như sau:
Vi phạm quy định về giám định sở hữu công nghiệp
...
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng tư cách giám định và hoạt động giám định để trục lợi;
b) Cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật;
c) Tự ý sửa chữa, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm sai lệch văn bản giám định;
d) Cung cấp thông tin không trung thực cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình đăng ký kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp, yêu cầu cấp thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp, yêu cầu ghi nhận tổ chức giám định sở hữu công nghiệp;
đ) Thực hiện giám định trong trường hợp phải từ chối giám định theo quy định pháp luật.
...
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại thẻ giám định viên, giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định, văn bản giám định sở hữu công nghiệp bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy tờ, tài liệu đó đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, điểm c khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này.
Như vậy, giám định viên có hành vi cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật có thể bị xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền quy định trên đây là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 1 Điều 2 Nghị định 99/2013/NĐ-CP)
- Toàn bộ bảng lương của giáo viên các cấp chính thức được thay đổi bằng số tiền cụ thể trong hệ thống bảng lương mới sau 2026, tại sao lại như vậy?
- Ngày 19 11 năm 2024 là ngày gì? Nghỉ làm vào ngày 19 11 2024 người lao động được hưởng lương không?
- Dự kiến thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?
- Chế độ nâng bậc lương đối với bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và LLVT sẽ ra sao khi cải cách tiền lương?
- Đề xuất của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương sẽ được thực hiện vào thời gian nào?