Mẫu thẻ học nghề của bộ đội xuất ngũ như thế nào? Thẻ học nghề bộ đội xuất ngũ học được nghề gì?
Mẫu thẻ học nghề của bộ đội xuất ngũ như thế nào?
Mẫu thẻ học nghề của bộ đội xuất ngũ hiện nay được quy định tại Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 04/2010/TTLT-BQP-BTC, cụ thể như sau:
Mẫu thẻ học nghề của bộ đội xuất ngũ: TẢI VỀ
Mẫu thẻ học nghề của bộ đội xuất ngũ như thế nào? Thẻ học nghề bộ đội xuất ngũ học được nghề gì? (Hình từ Internet)
Thẻ học nghề bộ đội xuất ngũ hỗ trợ học được những nghề gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 04/2010/TTLT-BQP-BTC quy định về chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề như sau:
Chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề
1. Hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ trung cấp, cao đẳng.
Bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ trung cấp, cao đẳng được học nghề theo cơ chế đặt hàng đối với các cơ sở dạy nghề theo quy định tại Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ; được vay tiền để học nghề theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
2. Hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ sơ cấp.
- Bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ sơ cấp được cấp “Thẻ học nghề” có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương tối thiểu tại thời điểm học nghề và có giá trị trong 01 năm kể từ ngày cấp thẻ. Giá trị của “Thẻ học nghề” được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu.
- Thủ tục cấp “Thẻ học nghề”: Khi quân nhân hoàn thành chế độ phục vụ tại ngũ, có nhu cầu và đăng ký học nghề ở trình độ sơ cấp tại đơn vị được cấp 01 “Thẻ học nghề” (theo mẫu số 1 đính kèm Thông tư này) do Bộ Quốc phòng phát hành có chữ ký đóng dấu của Thủ trưởng đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên. “Thẻ học nghề” được nộp cho cơ sở dạy nghề trong và ngoài quân đội.
- “Thẻ học nghề” phải được bảo quản, giữ gìn cẩn thận, không được tẩy xóa, làm hỏng, không cho người khác mượn. Nếu mất phải liên hệ với cơ quan cấp thẻ để được cấp lại.
Thông qua quy định trên, thẻ học nghề được cấp cho bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ sơ cấp. Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể các nghề được học bằng thẻ học nghề.
Việc thẻ học nghề bộ đội xuất ngũ học được nghề gì năm 2024 sẽ phụ thuộc vào cơ sở dạy nghề trong hoặc ngoài quân đội và mong muốn đăng ký của bộ đội. Bộ đội có thể tham khảo một số nghề theo danh mục quy định tại Thông tư 214/2011/TT-BQP
Binh sĩ xuất ngũ được nhận những khoản tiền nào?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP có quy định về những khoản tiền mà binh sĩ xuất ngũ được nhận như sau:
Chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần, trợ cấp tạo việc làm, cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ
1. Ngoài chế độ bảo hiểm xã hội một lần được hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được trợ cấp xuất ngũ một lần, cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ. Trường hợp có tháng lẻ được tính như sau: Dưới 01 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ; từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở; từ trên 06 tháng trở lên đến 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ thời hạn đủ 30 tháng, khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng; trường hợp nếu xuất ngũ trước thời hạn 30 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
3. Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự khi xuất ngũ được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ.
4. Hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được đơn vị trực tiếp quản lý tổ chức buổi gặp mặt chia tay trước khi xuất ngũ, mức chi 50.000 đồng/người; được đơn vị tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú theo quy định hoặc cấp tiền tàu, xe (loại phổ thông) và phụ cấp đi đường từ đơn vị về nơi cư trú.
Theo đó, binh sĩ xuất ngũ được hưởng các khoản tiền sau:
(1) Bảo hiểm xã hội một lần
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, chiến sĩ quân đội nhân dân phục vụ có thời hạn được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi xuất ngũ nếu có nhu cầu.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội: Mỗi năm được 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
(2) Trợ cấp xuất ngũ một lần
Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BQP, cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội, binh sĩ sẽ được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở, cụ thể:
Trợ cấp xuất ngũ một lần = Số năm phục vụ tại ngũ x 02 tháng tiền lương cơ sở
Trường hợp có tháng lẻ được tính như sau:
- Dưới 01 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ;
- Từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng: Trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở;
- Từ trên 06 tháng trở lên đến 12 tháng: Trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở.
Lương cơ sở trước 01/7/2023 đang áp dụng ở mức 1.490.000 đồng/tháng theo quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP. Từ 01/7/2023 sẽ áp dụng mức lương cơ sở mới là 1.800.000 đồng/tháng theo quy định tại Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP.
Do đó, binh sĩ có thời gian phục vụ tại ngũ 02 năm thì sau khi xuất ngũ sẽ nhận được tiền trợ cấp xuất ngũ một lần như sau:
2 x 2 x mức lương cơ sở
Như vậy, nếu xuất ngũ trước 01/7/2023: thì quân nhân được nhận 2 x 2 x 1,490,000 = 5,960,000 đồng
Nếu xuất ngũ từ 01/7/2023 – 31/12/2023, quân nhân được nhận 2 x 2 x 1,800,000 = 7,200,000 đồng
(3) Trợ cấp tạo việc làm
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ quân sự khi xuất ngũ được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ.
Như vậy, nếu xuất ngũ trước 01/7/2023: hạ sĩ quan, binh sĩ được nhận 1,490,000 x 6 = 8,940,000 đồng
Nếu xuất ngũ từ 01/7/2023 – 31/12/2023, hạ sĩ quan, binh sĩ được nhận 1,800,000 x 6 = 10,800,000 đồng
Lưu ý:
- Trường hợp, binh sĩ phục vụ tại ngũ thời hạn đủ 30 tháng được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng;
- Trường hợp nếu xuất ngũ trước thời hạn 30 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
- Ngoài các khoản nêu trên, binh sĩ khi xuất ngũ được đơn vị trực tiếp quản lý tổ chức buổi gặp mặt chia tay trước khi xuất ngũ với mức chi 50.000 đồng/người, được đơn vị tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú theo quy định hoặc cấp tiền tàu, xe (loại phổ thông) và phụ cấp đi đường từ đơn vị
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?