Mẫu quyết định thu hồi kinh phí nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ mới nhất?
- Khi nào bị thu hồi kinh phí nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ?
- Mẫu quyết định thu hồi kinh phí nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ mới nhất?
- Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề là bao nhiêu?
- Ai có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động?
Khi nào bị thu hồi kinh phí nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ?
Căn cứ Điều 18 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp, tiền hỗ trợ học nghề và kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động
1. Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật hoặc giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định của pháp luật thì cơ quan ban hành quyết định về việc hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp phải ban hành quyết định thu hồi số tiền đã chi sai.
2. Căn cứ quyết định thu hồi theo quy định tại Khoản 1 Điều này, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện.
3. Tiền thu hồi theo quy định tại các Khoản 2 Điều này được chuyển vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Theo đó, trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật hoặc giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp (cụ thể là kinh phí hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động) không đúng quy định của pháp luật thì cơ quan ban hành quyết định về việc hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp phải ban hành quyết định thu hồi số tiền đã chi sai.
Mẫu quyết định thu hồi kinh phí nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ mới nhất? (Hình từ Internet)
Mẫu quyết định thu hồi kinh phí nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ mới nhất?
Quyết định thu hồi kinh phí hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động được sử dụng theo Mẫu số 36 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
Tải mẫu quyết định thu hồi kinh phí hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động: Tại đây
Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định về mức hỗ trợ, cụ thể như sau:
Mức hỗ trợ
1. Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề tối đa 01 triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học nhưng không quá 06 tháng.
Trường hợp khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng thì được tính theo nguyên tắc: Dưới 15 ngày tính là 1/2 tháng, từ đủ 15 ngày trở lên tính là 01 tháng để xác định mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
2. Đối với khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề có mức chi phí cao hơn mức hỗ trợ theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì phần vượt quá mức hỗ trợ do người sử dụng lao động tự chi trả.
Theo đó, mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề tối đa 01 triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học nhưng không quá 06 tháng.
Trường hợp khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng thì được tính theo nguyên tắc: Dưới 15 ngày tính là 1/2 tháng, từ đủ 15 ngày trở lên tính là 01 tháng để xác định mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Đối với khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề có mức chi phí cao hơn mức hỗ trợ quy định như trên thì phần vượt quá mức hỗ trợ do người sử dụng lao động tự chi trả.
Ai có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động?
Căn cứ Điều 48 Luật Việc làm 2013 quy định về trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề, cụ thể như sau:
Trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và sử dụng lao động theo phương án đã được phê duyệt; sử dụng nguồn kinh phí đúng đối tượng, đúng mục đích và thực hiện báo cáo kết quả tổ chức đào tạo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi kết thúc khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
2. Người lao động có trách nhiệm thực hiện quy định của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và sử dụng lao động theo phương án đã được phê duyệt; sử dụng nguồn kinh phí đúng đối tượng, đúng mục đích và thực hiện báo cáo kết quả tổ chức đào tạo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi kết thúc khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?
- Tiếp tục tăng lương hưu vào 2025 cho 09 đối tượng CBCCVC và LLVT khi đáp ứng điều kiện gì?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?