Mẫu phiếu đánh giá chất lượng bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là mẫu nào?
Mẫu phiếu đánh giá chất lượng bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là mẫu nào?
Mẫu phiếu đánh giá chất lượng bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là mẫu quy định tại Phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
Tải mẫu phiếu đánh giá chất lượng bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia: Tại đây
Mẫu phiếu đánh giá chất lượng bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ vào đâu để biên soạn dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Biên soạn tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
1. Căn cứ dữ liệu thu thập được từ các phiếu điều tra và kết quả việc tiến hành khảo sát theo quy định tại Khoản 4 của Điều 8, các phiếu phân tích công việc đã được lập và hoàn thiện theo quy định tại Điều 9, danh mục các đơn vị năng lực đã được lập theo Điều 10 của Thông tư này để tiến hành biên soạn từng đơn vị năng lực theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 và dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo định dạng cấu trúc quy định tại Khoản 4 Điều 6 của Thông tư này.
2. Trường hợp sử dụng tiêu chuẩn do nước ngoài chuyển giao để chỉnh sửa, biên soạn thành dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo định dạng cấu trúc quy định tại Khoản 4 Điều 6 của Thông tư này thì không phải thực hiện các quy định tại Điều 8, Điều 9 và Điều 10 của Thông tư này.
3. Tổ chức việc lấy ý kiến các chuyên gia trong nghề không tham gia vào các hoạt động quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 của Điều này thông qua việc gửi xin ý kiến góp ý về các đơn vị năng lực và dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được biên soạn theo quy định tại Khoản 1 hoặc dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được biên soạn theo quy định tại Khoản 2 của Điều này; hoàn chỉnh sau khi nhận được các ý kiến góp ý.
4. Tiến hành hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia trong nghề và các cơ quan, tổ chức có liên quan, doanh nghiệp có sử dụng lao động làm những công việc đó để trực tiếp góp ý cho dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đã được hoàn chỉnh theo quy định tại Khoản 3 của Điều này; hoàn thiện dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia sau khi tổng hợp các ý kiến góp ý trong hội thảo.
Theo đó, căn cứ vào dữ liệu thu thập được từ các phiếu điều tra và kết quả việc tiến hành khảo sát, các phiếu phân tích công việc đã được lập và hoàn thiện, danh mục các đơn vị năng lực đã được lập theo quy định để tiến hành biên soạn từng đơn vị năng lực và dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo định dạng cấu trúc của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
Khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia có mấy bậc?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia
Khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia là khung phân loại các bậc trình độ kỹ năng nghề từ bậc 1 đến bậc 5 dựa trên sự mô tả theo các tiêu chí về: tính chất, mức độ của công việc phải thực hiện và phạm vi, tình huống thực hiện công việc; mức độ linh hoạt và sáng tạo trong thực hiện công việc; sự phối hợp và trách nhiệm trong thực hiện các công việc. Khung của từng bậc trình độ cụ thể như sau:
1. Bậc 1:
a) Thực hiện các công việc đơn giản, công việc có tính lặp lại trong tình huống cố định;
b) Có kiến thức cơ bản về chuyên môn và hiểu biết về hoạt động của nghề ở phạm vi hẹp trong một số lĩnh vực; có khả năng áp dụng kiến thức và hiểu biết để thực hiện công việc theo chỉ dẫn;
c) Có khả năng tiếp nhận, ghi chép và chuyển tải thông tin theo yêu cầu; có khả năng tham gia làm việc theo tổ, nhóm; chịu trách nhiệm một phần đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra.
2. Bậc 2:
a) Thực hiện các công việc thông thường và một số công việc phức tạp trong một số tình huống nhất định;
b) Có kiến thức chuyên môn và hiểu biết về hoạt động của nghề ở phạm vi rộng trong nhiều lĩnh vực; có khả năng áp dụng được kiến thức và hiểu biết để đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề chuyên môn kỹ thuật thông thường và một số vấn đề phức tạp nhưng cần có sự chỉ dẫn khi thực hiện công việc;
c) Có khả năng suy xét, phán đoán và giải thích thông tin; tự chủ trong làm việc theo tổ, nhóm và có khả năng làm việc độc lập trong một số trường hợp khi thực hiện công việc; chịu trách nhiệm chủ yếu đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra.
3. Bậc 3:
a) Thực hiện phần lớn các công việc phức tạp, công việc có nhiều sự lựa chọn trong một số tình huống khác nhau;
b) Có kiến thức chuyên môn, kiến thức cơ bản về nguyên lý, lý thuyết và hiểu biết rộng về các hoạt động của nghề trong các lĩnh vực; vận dụng được kiến thức và hiểu biết để đưa ra giải pháp giải quyết, xử lý một số vấn đề chuyên môn kỹ thuật phức tạp và một số yêu cầu của quản lý khi thực hiện công việc;
c) Có khả năng nhận biết, phân tích, đánh giá thông tin từ nhiều nguồn khác nhau; tự chủ, làm việc độc lập và hướng dẫn người khác trong tổ nhóm khi thực hiện công việc; chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra về chất lượng theo tiêu chuẩn quy định và chịu một phần trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của người khác trong tổ, nhóm làm ra.
4. Bậc 4:
a) Thực hiện hầu hết các công việc phức tạp, công việc có nhiều sự lựa chọn trong nhiều tình huống khác nhau;
b) Có kiến thức chuyên môn sâu, kiến thức về nguyên lý, lý thuyết và hiểu biết sâu, rộng về các hoạt động của nghề trong các lĩnh vực; vận dụng được kiến thức và hiểu biết để đưa ra giải pháp giải quyết, xử lý vấn đề chuyên môn kỹ thuật phức tạp và các yêu cầu của quản lý khi thực hiện công việc;
c) Phân tích, đánh giá thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và sử dụng kết quả phân tích đánh giá để đưa ra ý kiến, kiến nghị cho mục đích quản lý và nghiên cứu; làm việc độc lập và tự chủ cao; có khả năng quản lý, điều hành tổ, nhóm trong quá trình thực hiện công việc; tự chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra về chất lượng theo tiêu chuẩn quy định và chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của người khác trong tổ, nhóm làm ra.
5. Bậc 5:
...
Theo đó, khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia là khung phân loại các bậc trình độ kỹ năng nghề từ bậc 1 đến bậc 5 dựa trên sự mô tả theo các tiêu chí về: tính chất, mức độ của công việc phải thực hiện và phạm vi, tình huống thực hiện công việc; mức độ linh hoạt và sáng tạo trong thực hiện công việc; sự phối hợp và trách nhiệm trong thực hiện các công việc.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?